Trong đó, trồng răng hàm là kỹ thuật tái tạo răng toàn diện và hoàn chỉnh nhất bao gồm cả thân răng và chân răng một cách hoàn hảo, không nhược điểm. Phương pháp làm răng hàm giả tháo lắp không có được giá trị này do chúng chỉ lấp chỗ trống của thân răng bị mất chứ không tái tạo được chân răng.
>>> xem thêm: làm mão răng sứ
Trồng răng hàm là phương pháp cấy ghép chân răng nhân tạo bằng titan vào trong xương và làm chụp lên trên chân răng nhân tạo đó để thay thế răng đã mất.
– Khám tổng quát: Công đoạn này, nha sĩ sẽ sàng lọc tất cả những trường hợp chống chỉ định trồng răng nhờ chụp phim răng toàn cảnh và khám răng tổng quát.
– Chụp phim cắt lớp nhằm nắm rõ thể tích xương hiện có tại vị trí cần trồng răng.
– Đánh giá sâu sau khi có phim chụp cắt lớp của bệnh nhân. Nếu đủ xương, nha sĩ và bệnh nhân sẽ định ngày để trồng răng. Nếu không đủ xương, nha sĩ sẽ định ngày và các phương thức cần thiết để làm ghép xương.
– Trồng răng: Công đoạn này sẽ được làm sau khi ghép xương 3 tháng hoặc có thể làm cùng thời điểm với ghép xương (nếu phải ghép). Tại công đoạn này, nha sĩ sẽ cần đến máng định vị phẫu thuật, được chỉnh sửa từ máng định vị chụp phim của giai đoạn trước. Nha sĩ sẽ phải lấy lại mẫu và làm lại máng trong trường hợp làm sau ghép xương 3 tháng. Đoạn cuối của quá trình phẫu thuật, các chân răng nhân tạo bằng titan sẽ được vặn kín bằng một chiếc vít khá dày, nhô lên trên mặt lợi. 2 tháng sau nha sĩ sẽ tiến hành làm chụp trên chân răng trồng. Để công đoạn làm chụp có được kết quả như mong đợi cả về thẩm mỹ lẫn chức năng, bệnh nhân sẽ phải đến phòng khám vài lần. Chụp sẽ được gắn cố định thông qua 1 trụ titan được bắt vít vào chân răng trồng. Hoặc vít thẳng vào chân răng trồng.
>>> xem thêm: làm răng veneer sứ
– Sau khi hoàn thiện các công đoạn trồng răng, bệnh nhân sẽ phải tái khám thường kỳ để đảm bảo tuổi thọ cho răng.
Comments[ 0 ]
Post a Comment