Tìm hiểu về răng và cấu tạo mô quanh răng

11:50 AM |
Tìm hiểu cấu tạo của răng và các mô nâng đỡ răng sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về răng cùng những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe răng miệng.
1. Men răng
Là một lớp rất cứng bao bọc bên ngoài răng. Lớp men răng dày khoảng 1-2mm trơn láng, màu sáng, hơi trong và là mô cứng nhất cơ thể. Men răng góp phần vào việc tạo màu răng và là thành phần chịu lực quan trọng trong chức năng ăn nhai.
2. Ngà răng
Là một lớp cứng, nằm dưới lớp men, dày, tạo nên hình dạng chủ yếu của răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà rất nhỏ chứa đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn những thực phẩm nóng lạnh chua ngọt.
3. Tuỷ răng
Là phần trung tâm của răng, và là một mô sống. Vì chứa đựng các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng. Tuỷ răng gồm có hai phần: là tuỷ thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng.

4. Chóp chân răng
Là phần tận cùng của chân răng, nơi các mạch máu và thần kinh đi vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tuỷ răng. Đây là phần phát triển hoàn tất sau cùng của một răng. Đây cũng là nơi nhiễm trùng khởi phát khi răng bị tổn thương tạo các abces quang chóp.
4. Hố rãnh
Là những vùng cấu tạo hình các hố rãnh dạng chữ V. Trên mặt nhai của các răng, nhất là các răng sau. Vùng hố rãnh tạo ra sự ăn khớp tốt giữa hai hàm giúp tăng hiệu quả nhai. Nhưng đây cũng là nơi dễ gây nhồi nhét thức ăn và có nguy cơ sâu răng cao.
5. Xương
Chân răng nằm trong xương hàm và được gắn vào xương bởi hệ thống các dây chằng nha chu.
6. Dây chằng nha chu
Có nhiệm vụ giữ răng nằm đúng vị trí trong xương. Dây chằng nha chu được cấu tạo bởi rất nhiều sợi nhỏ đan xen nhau, đi từ răng đến vùng xương ổ răng xung quanh chân răng. Vùng dây chằng nha chu này rất có nguy cơ bị phá hủy trong các bệnh lý nha chu và dẫn đến hậu quả là tiêu xương và lung lay răng.
7. Nướu
Là phần mô mềm bao bọc quanh xương ổ răng. Nướu khỏe mạnh màu hồng cam, săn chắc và khi nướu viêm sẽ đỏ, bở, dễ chảy máu khi chải răng.
Read more…

Cấu tạo mô học của răng

11:43 AM |
Cấu trúc của răng có nhiều lớp, từ ngoài vào trong:

* Men răng (enamel): là lớp ngoài cùng có độ dầy mỏng tùy theo mặt răng, Mặt nhai của răng hàm có độ dầy nhiều nhất (Từ 1mm-3mm), răng cửa có men mỏng nhất. Men răng không có màu và trong suốt, nên màu răng là màu của ngà. Men răng không có dây thần kinh cảm giác nên men răng không biết đau.
Tế bào men răng có hình lăng trụ sắp xếp theo chiều hướng tâm. Do đó men răng rất cứng và chịu lực theo chiếu đứng của răng, nhưng men răng lại có khuyết điểm là dễ bị rạn nứt, dễ bị tách ra theo chiều dọc. Men răng có khuyết điểm là tuy dầy ở mặt nhai nhưng lại rất mỏng tại những hố và rãnh (pits and fissures), ở đáy hố, rãnh, men răng rất mỏng (Hình 5). Ở cổ răng nơi tiếp giáp giữa thân răng với chân răng không có men, do đó nếu chải răng không đúng cách (theo chiều ngang, horizontal) sẽ làm mòn khuyết cổ răng. Do các khuyết điểm trên men răng mà axít (lactic acid) dễ ngấm vào dưới hố rãnh và tạo thành lỗ sâu. Ở người lớn tuổi hay người bị bệnh nha chu nướu răng bị tuột, chân răng bị lộ ra sâu răng sẽ đi ngược từ dưới lên làm cho lổ sâu khó phát hiện và răng dễ bị gẩy ngang vì sâu ở cổ răng làm răng rất yếu.
Men răng là mô xương cứng nhất trong cơ thể, tuy nhiên nhưng do cấu tạo bởi các tế bào hình lăng trụ theo chiều đứng và hướng tâm, có đặc tính giòn và dễ nứt khi có va chạm mạnh , hoặc nhiệt độ trong miệng thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh. Khi ta đang ăn nóng mà uống nước đá lạnh ngay, nhiệt độ làm men răng dãn nở rồi lại co rút nhanh quá, men răng sẽ bị nứt.
Nhiều người thường có câu hỏi uống nước đá nhiều có làm sâu răng không? Đáp: Nước đá không làm sâu răng nhưng nhiệt độ nóng lạnh tăng giảm đột ngột làm men răng bị nứt, tạo điều kiện làm răng dễ bị sâu hơn nhất là ở bệnh nhân ăn nhiều kẹo bánh ngọt mà không chải răng.
Bình thường men răng ở mặt nhai răng hàm (cối) có thể chịu một lực rất lớn trên 50kg/1cm2 , do đó miếng trám với chất trám amalgam bạc rất tốt vì có thể chịu nổi sức nhai 50kg/1cm2
Một nghệ sĩ xiếc có thể cắn hàm răng để xoay và nâng một người nặng khoảng 70kg là chuyện bình thường. Có vài vận động viên với hàm răng rất khỏe có thể dùng hai hàm răng cắn lại kéo một chiếc xe tải nặng cả tấn vẫn được. Những người đó chắc chắn là không bị bệnh nha chu.

* Ngà răng (Dentine): Tế bào ngà răng có độ cứng không bằng men, nên ngà răng rất dễ bị axít phá huỷ nếu men răng bên trên bị hỏng thì ngà răng sẽ dễ bị sụp đổ nhanh chóng. Màu của ngà răng cũng là màu của răng vì men răng không có màu, do đó muốn tẩy trắng răng thì thuốc phải ngấm được vào bên trong lớp ngà và thường gây nên ê buốt. Do cấu tạo bên trong, giữa các tế bào ngà có những ống nhỏ chứa dây thần kinh và mạch máu nên ngà răng có cảm giác đau khi sâu răng tiến vào sâu trong lớp ngà. Ngà răng cảm giác với nóng lạnh , chất chua ngọt, và hơi gió lạnh.
Cũng như men răng, ngà răng một khi đã bị sâu, mất chất bị bể, mẻ sẽ không tự tái tạo lại được. Cách duy nhất để tái tạo ngà răng bị mất là trám răng hoặc làm răng giả.
Ngà răng thường là do di truyền (hereditary) và bẩm sinh (congenital) về màu sắc cũng như về độ cứng. Ở trẻ nhỏ khi răng chưa mọc, mầm răng rất dễ bị nhuộm màu của thuốc, trong đó nếu cho bé uống kháng sinh tetracycline khoảng từ 3-6 tuổi các răng vĩnh viễn sau nầy sẽ có màu vàng nâu của thuốc nầy. Các cháu nhỏ sinh vào những năm 1975 và thập niên 1980 ở VN thường hay bị nhiễm tetracycline làm răng bị vàng để lại hậu quả suốt đời. Do thời đó ít chủng loại thuốc kháng sinh nên một số BS nội khoa hay kê toa với thuốc trụ sinh tetra mà không xem tuổi của bệnh nhân, nhất là trẻ em.
Kháng sinh họ tetra (Oxytetra, tetracycline, terramycine có màu vàng) khi vào cơ thể ngoài răng ra nó còn làm xương cũng bị vàng, nhưng vì xương nằm bên trong không ai thấy được màu vàng bị nhiễm. Tuy vậy nếu đứa trẻ trên 12 tuổi, răng vĩnh viễn đã mọc hoàn tất rồi thì không bị nhiễm màu vàng của thuốc nữa.
Răng bị nhiễm tetra và nhiễm fluor (fluorosis) không thể tẩy trắng được. Trám thẩm mỹ (Để đấp mặt răng) chỉ là tạm thời chửa cháy, vì màu của răng được trám có trắng hơn nhưng cũng bị xám và xỉn màu, đổi màu lại rất nhanh. Bệnh nhân muốn làm đẹp và lấy lại màu sắc bình thường đều phải chụp mão sứ lên. Mão sứ (porcelain hay ceramic crowns) có màu bóng đẹp và bền như răng thật. (Hiện nay với kỹ thuật cadcam và vật liệu zirconium để làm mão và cầu răng sứ EMAX ZIRAD rất đẹp_Mời các bạn xem đọan nói về sứ tòan bộ EMAZ ở chuyên mục về răng giả_)
* Tủy răng (Pulp): Gồm buồng tủy (pulp chamber) và ống tủy chân răng (root canal). Buồng tủy là trung tâm điểm của răng, chứa mạch máu và dây thần kinh để nuôi răng. Mạch máu dẫn từ trong xương và đi vào răng từ dưới gốc răng, qua lổ chóp chân răng (apex). Khi lỗ sâu đi vào tới buồng tủy sẽ gây nhiễm trùng tủy và làm viêm tủy. Lúc đó răng sẽ đau nhức dữ dội và nếu không được chữa tủy kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan xuống gốc răng gây áp xe răng, viêm mô tế bào và viêm khớp răng
* Chân răng (Root): là phần nằm trong xương hàm, cấu tạo của chân răng là ngà chân răng (cementum,hay ngà gốc răng) có độ cứng nhiều hơn ngà vùng thân răng. Chân răng không hàn chặt với xương hàm mà được bao quanh bởi dây chằng nha chu (periodontal ligament), nhờ đó mà chân răng nằm êm ái trong xương ổ răng.
Chóp gốc răng (apex) là nơi mà chùm mạch máu và dây thần kinh đi vào trong chân răng và đi đến buồng tủy. Vùng chóp răng rất dễ bị nhiễm trùng một khi răng bị chết tủy mà không được chữa nội nha tốt.
* Mô nâng đỡ răng: Gồm nướu (hay lợi), dây chằng nha chu và xương ổ răng:
- Nướu răng (gum, lợi răng): là niêm mạc mô mềm bao phủ nền hàm và sàn miệng. Nướu răng bao quanh răng ở vùng ổ răng để che chở cho chân răng bên dưới. Bình thường nướu răng ở sát cổ răng và có độ hở (không dính chặt với men răng) khoảng 1mm, ta gọi là nướu tự do (free gingival), phần dưới là nướu dính (gingival attachment) bám chặc vào dây chằng nha chu. Nướu có màu hồng nhạt và bao quanh cổ răng một lớp rất mỏng, gai nướu ở vùng kẽ răng nhọn. Nướu săn chắc là nướu lành mạnh, nướu phồng rộp dễ chảy máu (khi ấn vào và khi chải răng thấy máu) là nướu đã bị viêm (gingivitis)
Nướu bệnh lý là nướu viêm có màu đỏ sậm, gai nướu phồng to, ấn vào hay chải răng mạnh làm chảy máu. Ta gọi tình trạng nầy là viêm nướu, thường viêm nướu là do vôi răng, chải răng cẩu thả hoặc không đúng phương pháp gây nên mảng bám (dental plaque),đóng bựa, đóng vôi (calculus) và làm viêm nướu.
Men răng của chúng ta tuy mặt ngoài thấy bóng nhưng thật ra là nhám và hơi bị rỗ mặt (Khi nhìn vào kính hiển vi), do đó có nhiều người thấy men có những đốm đen bám vào, thường ở bệnh nhân trẻ tuổi và không hút thuốc lá, không uống trà hoặc café. Tại sao? Răng lại bị những đốm đen, chải kỹ mà vẫn không sạch được?. Những người nào bị như vậy chắc chắn là có vấn đề ở nướu, do có viêm nướu, nướu rất dễ chải máu lúc ngủ. Trong máu có hồng cầu, có nhiều chất sắt, khi sắt bị oxide hóa sẽ biến thành màu đen, hiện tượng nầy cũng xảy ra khi uống nước có chất phèn là oxýt sắt nhị có thể nhựôm màu làm răng bị đen. Suốt đêm máu tụ lại trên mặt răng, nhiều lần và dần dần sẽ có màu đen, không thể chải sạch bằng kem mà phải đánh bóng bằng bột đánh bóng răng lúc cạo vôi (cleaning và scaling, polishing)
- Dây chằng nha chu có tác dụng như cái nệm (đệm) ngăn cách chân răng với xương ổ răng (Alveolar, socket). Dây chằng nha chu cấu tạo bởi những sợi collagen có tính đàn hồi, một đầu gắn vào xương ổ răng, một đầu bám vào ngà chân răng làm cho răng đứng vững chắc trong xương hàm. Do đó răng không phải đứng yên và cứng nhắc mà răng có cử động, khi ta ăn, lực cắn nhai làm răng bị lún xuống một ít rồi lại bung trở lên là nhờ dây chằng nha chu. Bình thường khi nhai thức ăn không cứng lắm ta thấy rất êm ái là nhờ tác dụng co dãn của dây chằng nha chu và lực cắn nhai được chia đều trên các răng. Nếu vô tình ta cắn phải một hạt sạn cứng, ta sẽ thấy đau nhói lên là do lực của cả hàm răng chỉ đè lên một răng làm cho nó bị quá tải, chóp răng sẽ chạm mạnh vào xương ổ răng và gây đau. Có khi lực va chạm quá mạnh làm đứt dây thần kinh và mạch máu nuôi răng khiến răng bị chết.
Dây chằng nha chu dễ bị hư hỏng khi có vôi răng bám vào, độc tố của vi khuẩn sẽ phá hủy cấu trúc dây chằng làm cho nướu bị tuột lòi chân răng và tiêu xương ổ răng, đó là bệnh nha chu.
So với sâu răng, bệnh nha chu nguy hiểm hơn, tuy rất dễ phòng ngừa, nhưng khi đã nặng thì rất khó chữa, hơn nữa sâu răng trên từng cái răng còn bệnh nha chu làm răng mất hàng loạt. Bệnh nhân bị nha chu viêm thường không biết, vì bệnh nha chu tiến triển âm thầm, không gây đau đớn như sâu răng, đến lúc răng bị lung lay thì quá trễ.
Răng sâu không chữa sớm, biến chứng qua tủy làm tủy răng chết và nhiễm trùng lan qua dây chằng nha chu làm viêm khớp răng (arthritis), làm răng lung lay và gây đau nhức khi ăn nhai.
- Xương ổ răng bao quanh chân răng, bình thường xương ổ bao phủ đến cổ răng và giúp răng đứng vững trên hàm. bệnh nha chu làm tiêu xương ổ, răng không còn chỗ bám nữa sẽ lung lay và rụng sớm.
Với tuổi tác, nướu răng bị tuột xuống phía dưới cổ răng ta gọi là tuột nướu sinh lý bình thường (normal gingival regression) ở người lớn tuổi, xương ổ răng cũng bị teo đi và răng cũng lung lay theo.
Read more…

Lưỡi bị trắng có nguy hiểm không?

11:36 AM |
Mình phát hiện thấy lưỡi mình bị trắng vài ngày trước. Mình đã thử đánh răng và kỵ lưỡi nhiều lần nhưng không đem lại kết quả gì. Xin cho hỏi nguyên nhân của hiện tượng trên là gì và có gây nguy hiểm không? Xin cảm ơn.

Đầu tiên bạn có thể yên tâm rằng hiện tượng trắng lưỡi không xảy ra thường xuyên và không nguy hiểm.
Nguyên nhân trắng lưỡi có thể là do bị viêm nhiễm ở bề mặt của lưỡi. Các loại vi khuẩn và tế bào chết chính là “thủ phạm” chính gây nên hiện tượng trên. Bên cạnh đó, những tác nhân như hút thuốc, sự mất nước hay vệ sinh răng miệng và lưỡi không sạch sẽ cũng là một trong số những nguyên nhân.
Để phòng ngừa hiện tượng trắng lưỡi, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây:
- Nên cạo lưỡi đều đặn cùng với những lần đánh răng.
- Tránh xa thuốc lá
- Uống đủ lượng nước cần thiết ( từ 7 đến 8 cốc/ngày)
- Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống.
- Nên ăn nhiều táo, bông cải xanh, ngô
Sau vài ngày nếu vẫn không thấy màu lưỡi trở lại bình thường bạn nên đi kiểm tra để có những kết luận rõ ràng từ phía các chuyên gia.
Read more…

Trẻ bị sún đen mòn răng

11:27 AM |
Con tôi 3 tuổi, cháu phát triển bình thường nhưng điều tôi băn khoăn là các răng cửa hàm trên của cháu bị sún đen và mòn gần hết. Xin hỏi vì sao cháu bị như vậy, có cần phải nhổ bỏ các răng đó không? Phạm Thị Vĩnh (Thanh Hóa)


Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ thường từ 1 – 3 tuổi. Răng cửa hàm trên hay mắc hơn cả. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài. Răng dần dần mủn và tiêu đi, không đau nhức, chỗ bị sún chỉ nông chứ không sâu như lỗ răng sâu, lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần tụt xuống lợi làm chân răng nằm sát với lợi, rất cứng, đen bóng.
Nguyên nhân sún răng chưa thật rõ ràng. Người ta cho rằng phần lớn do thiếu vitamin C hoặc những thành phần dinh dưỡng khác. Thường trẻ sún răng không kêu đau và chân răng còn lại có thể giữ mãi như thế cho đến lúc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Một điều yên tâm là bệnh sún răng không bao giờ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Vì vậy không cần nhổ răng sún mà chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng, ngậm và súc miệng nước muối loãng.
Chú ý: Cho trẻ ăn đủ chất và uống thêm nước quả tươi hoặc vitamin C để giúp răng trẻ khỏi bị sún. Những trẻ răng sún nếu nhổ bỏ sớm sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch khểnh hoặc vẩu răng.
Read more…

5 thói quen phá hoại bộ răng của bạn

9:36 AM |
Việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày chỉ là theo những gì cần làm theo lời khuyên của bác sĩ, nhưng nó không đủ để giữ cho bạn có hàm răng đẹp.
Thực tế, hầu hết mọi người thậm chí không nhận ra rằng mình đang làm hại hàm răng của mình. Dưới đây là danh sách những thói quen có ảnh hưởng không tốt đến hàm răng của bạn. Ăn quá chậm - hoặc quá liên tục.
Tần số ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn. Sau khi ăn, các mảng bám dính trên răng của bạn sản sinh ra các axit tấn công vào răng. Chính vì vậy mà tại sao ăn vặt lại là nguyên nhân chính gây sâu răng. Nếu bạn ăn chậm và lâu, răng của bạn cũng sẽ phải hoạt động liên tục với thức ăn và có cơ hội để chống lại các vi khuẩn.
Nghiến răng
"Rất nhiều phụ nữ có tật nghiến răng, nhất là khi ngủ mà không biết rằng hoàn tốt không tốt cho hàm răng của họ. Tương tự vậy, siết chặt hàm răng khi căng thẳng cũng là thói quen xấu, khiến cho răng bạn dần bị sụt lợi và gây ra đau đầu hoặc đau hàm.
Không đi khám nha sĩ - đặc biệt là khi đang cố gắng thụ thai
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi năm bạn nên đi khám nha khoa ít nhất là hai lần. Việc thường xuyên đến khám nha khoa rất có lợi, bởi các bác sĩ nha khoa sẽ sớm phát hiện những vấn đề nhỏ nhặt nhất nhưng lại có thể là một mối đe dọa lớn đối với răng của bạn. Một lý do nữa cần đi khám nha khoa là lúc bạn đang cố gắng thụ thai. Bạn cần biết cac vấn đề liên quan đến răng như viêm nướu để có thể điều trị kịp thời khi mang thai.

Để miệng khô
Một số loại thuốc gây khô miệng. Nếu không có đủ nước bọt để rửa miệng và trung hòa axit, bạn dễ bị sâu răng hơn. Các thuốc gây khô miệng bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc giảm đau… mức độ gây khô miệng phụ thuộc và lượng thuốc bạn uống.
Nguyên nhân khác gây khô miệng cũng có thể là bệnh nhân hen suyễn và bệnh nhân phải sử dụng thuốc hít. Nếu rơi vào tình trạng này, răng bạn có nguy cơ bị tổn thương, vậy nên trước mắt bạn nên hạn chế thường xuyên dùng bàn chải chải răng, không ăn đồ ngọt và uống nhiều nước hơn.
Nhấm nháp nước sô-đa
Nước sô-đa về cơ bản là chất lỏng gây hại cho răng ngang với kẹo. Nếu uống nước sô-đa, tốt nhất bạn nên uống liền một lúc, không nhâm nhi, không uống suốt cả ngày, hoặc uống cùng trong bữa ăn. Theo các chuyên gia, nhấm nháp nước soda không khác gì “tắm rửa” miệng của bạn trong đường cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ống hút để uống mà không lo nước ngọt tiếp xúc với răng.
Read more…

Thói quen làm tổn thương răng

9:31 AM |
Bên cạnh việc quan tâm chăm sóc răng miệng, bạn cũng cần phải chú ý đến những thói quen hàng ngày tưởng chừng như “vô thưởng vô phạt” nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thương răng.
Sau đây là 8 thói quen không tốt cho răng miệng mà chúng ta đôi khi không hề hay biết:
1. Ăn vặt vào ban đêm
Theo như kết quả của một cuộc nghiên cứu thực hiện năm 2010, những người có thói quen ăn vặt vào ban đêm thường bị mất răng nhiều hơn so với những người khác.
Nguyên nhân là do ban đêm miệng của chúng ta sản xuất ít nước bọt hơn, mà nước bọt lại đóng một vai trò quan trọng trong quá trình làm sạch các mảng bám thức ăn ở răng.

2. Uống rượu trắng

Mọi người có thể ngại uống rượu vang đỏ vì sợ nó sẽ để lại vết bẩn trên răng ngay sau khi uống, và họ thay thế bằng rượu trắng. Tuy nhiên, rượu trắng xét về lâu dài lại tiềm ẩn nguy cơ làm hỏng hàm răng của bạn.
Rượu trắng có tính axit cao, những axit này sẽ ăn mòn men răng, khiến răng dễ bị tổn thương nhất.
3. Thở bằng miệng
Chúng ta thường phải thở bằng đường miệng mỗi khi bị ngạt mũi hay khi tập thể dục. Quá trình này sẽ làm cho miệng bị khô vì mất nước bọt, mà nước bọt lại rất cần thiết trong việc ngăn ngừa sâu răng.
4. Uống nước đóng chai
Nước đóng chai không chứa florua, do đó không có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.

5. Nhai quá nhiều kẹo cao su
Kẹo cao su không gây hại cho răng miệng, hơn nữa những loại kẹo có chứa xylitol còn có tác dụng phòng chống sâu răng. Tuy nhiên, nếu bạn nhai quá nhiều kẹo có thể gây kích ứng lên khớp thái dương-hàm, dẫn đến đau đầu, cổ, tai, và đau cơ mặt.
6. Cắn móng tay
Cắn móng tay là một thói quen xấu mà chúng ta nên từ bỏ ngay lập tức vì nó không những làm hỏng móng tay mà còn có hại cho sức khỏe răng miệng. Cắn móng tay làm cho răng hàm trên của bạn bị biến dạng, dần dần sẽ hình thành thói quen hay nghiến răng lúc ngủ.
7. Không dùng ống hút khi uống nước
Thói quen không dùng ống hút mỗi khi uống nước ngọt hay soda, mà uống trực tiếp từ cốc hoặc chai có thể khiến răng bạn có nguy cơ bị sâu về lâu dài do tiếp xúc trực tiếp với chất ngọt. Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn hãy tập thói quen uống nước bằng ống hút ngay hôm nay nhé.
8. Đánh răng theo chiều ngang
Các chuyên gia khuyên cáo cách chải răng tốt nhất giúp chúng ta ngăn ngừa các bệnh nha chu, nướu răng là chải theo đường tròn. Nếu bạn đánh răng theo chiều ngang, men răng sẽ bị mòn.
Read more…

Niềng răng nhanh trong thời gian ngắn

9:20 AM |
Niềng răng nhanh là mơ ước của nhiều người, nay đã thành hiện thực với mắc cài tốc độ Speed.
Chỉnh hình răng mặt truyền thống có thể mất nhiều thời gian. Đôi khi là một vài năm. Nhưng nếu bạn là một người lớn đã đầu tư vào một hình ảnh đẹp trong nghề nghiệp, một vài năm là quá dài. Bên cạnh đó, bạn có thể không mong chờ sự nhạy cảm gây ra bởi việc niềng răng định kỳ .
Điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ ước mơ của bạn có 1 nụ cười đều đặn, hấp dẫn. Niềng răng mắc cài Speed sẽ niềng răng cho bạn để làm thẳng răng của bạn một cách nhanh chóng và ít nhạy cảm hơn là có thể với mắc cài truyền thống.

Điều gì làm cho mắc cài Speed khác biệt như vậy? Đó là do mắc cài Speed sử dụng thiết kế mắc cài hiện đại, ít ma sát nhất khi di chuyển răng . Bởi vì mắc cài Speed có thể di chuyển liên tục, nhẹ nhàng trong suốt thời gian niềng răng mà mắc cài truyền thống không thể làm điều này. Điều trị thường có thể được hoàn thành trong ba tháng đến một năm rưỡi. Chỉnh hình răng mặt truyền thống có thể mất ít nhất hai năm để tạo ra các kết quả tương tự.
Read more…

Niềng răng khi không nhổ răng

9:04 AM |
Ngoài những yếu tố như không khả hồi , răng cần nhổ có thể là răng thật còn nguyên vẹn, thì điều quan trọng nhất là nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của bệnh nhân!
>> Niềng răng invisalign
Vì vậy, trong quá trình cân nhắc có nên nhổ răng hay không, bác sĩ chỉnh nha sẽ cần phải nghĩ đến và dự đoán được khuôn mặt của bệnh nhân sau khi kết thúc kế hoạch điều trị và sau 10, 20 năm sau đó nữa! Do đó mà đối với tất cả những trường hợp nhổ răng khi niềng răng đều nên được xem là những ca khó và cần nhiều thời gian để hoàn thành kế hoạch điều trị hơn là ca không nhổ răng.
Đối với trẻ em, ở độ tuổi dậy thì sẽ có sự tăng trưởng và phát triển (growth) rất nhanh, khuôn mặt và xương hàm sẽ phát triển.Niềng răng thuận theo đà tăng trưởng tự nhiên của trẻ em là 1 vấn đề mới của ngành niềng răng
Từ một độ tuổi còn rất nhỏ, khuôn mặt của một số trẻ em phát triển xuống dưới (theo chiều dọc) và cằm hơi lùi, răng chen chúc. Điều này dễ dẫn đến cảm nhận là trẻ bị hô hàm trên nên 1 vài BS sẽ quyết định nhổ 2 răng cối nhỏ hàm trên và kéo các răng cửa hàm trên ra sau để điều trị hô răng.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng theo chiều dọc là do tư thế thói quen như:mở miệng, đẩy lưỡi... vì vậy BS chuyên khoa niềng răng sẽ chuyển đổi tăng trưởng theo chiều dọc sang chiều ngang bằng cách hướng dẫn trẻ em thay đổi các thói quen kết hợp với niềng răng mà không cần nhổ răng. Rõ ràng niềng răng theo đà tăng trưởng phải được bắt đầu từ sớm, nhưng nó có thể có một ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ sau này.


Bên phải: Khuôn mặt trẻ em phát triển theo chiều dọc.
Bên trái:Khuôn mặt trẻ em phát triển theo chiều ngang.
Niềng răng thuận theo đà tăng trưởng tự nhiên không nhổ răng.Ngoài ra, nhiều trẻ em có vấn đề cần phải chỉnh hình răng ở độ tuổi còn nhỏ. Các bậc cha mẹ đưa con em đi khám các vấn đề về chỉnh hình răng càng sớm càng tốt để được điều trị tốt nhất.
Điều trị chỉnh nha sớm có hiệu quả trong những tình huống nhất định. Một số vấn đề yêu cầu điều trị chỉnh hình răng sớm bao gồm:
Cắn ngược răng sau, răng trước.
Cung răng hẹp.
Răng mọc lệch lạc chen chúc nghiêm trọng
Răng cửa nhô ra quá mức.
Răng vĩnh viễn mọc sai hướng, lệch lạc.
Điều trị niềng răng ở trẻ em cần được đánh giá bởi các BS chuyên khoa niềng răng, do có nhiều yếu tố tăng trưởng kết hợp nên việc niềng răng phải thuận theo đà tăng trưởng của trẻ em. Các BS chuyên khoa niềng răng là những người đã được học và nghiên cứu nhiều năm về sự tăng trưởng tự nhiên của trẻ em sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.
Read more…

Qua tuổi thanh niên có nên niềng răng không?

8:58 AM |
Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ dành cho những ai có răng bị hô, răng mọc lệch muốn điều chỉnh. Theo các BS chuyên khoa Nha, thời điểm niềng răng từ 12 - 16 tuổi được xem là có kết quả tốt nhất.
Thế còn người lớn, nếu muốn niềng răng có được không? Đâu là giải pháp niềng răng mang lại hiệu quả nhất cho người lớn?
Chào BS, với vốn kinh nghiệm của mình, BS có thể cho biết thời điểm nào chỉnh nha là tốt nhất?
- BS. Nguyễn Quang Tiến: Trước đây, quan điểm điều trị chỉnh nha cho rằng nên đợi trẻ thay hết răng sữa (khoảng 11- 13 tuổi) rồi mới điều trị chỉnh nha. Tuy nhiên, qua thực tế điều trị dự phòng sớm ở trẻ 8 - 10 tuổi đã cho nhiều kết quả điều trị khả quan. Việc điều trị sớm này giúp điều chỉnh nhiều vấn đề sai chức năng như: mút tay, cắn môi, đẩy lưỡi… và hướng dẫn mọc răng. Kết quả là có khoảng 30% những sai lệch được điều chỉnh mà không cần phải niềng răng cố định bằng mắc cài; 70% còn lại giúp việc điều trị niềng răng cố định sau này dễ dàng hơn, chức năng ăn nhai cũng tốt hơn.
“Hàm răng, mái tóc là góc con người”, thế nên việc lựa chọn BS chỉnh nha như thế nào để có thể yên tâm nhất, thưa BS?

Chỉnh nha là một điều trị chuyên sâu, đòi hỏi BS phải được đào tạo chất lượng và có kinh nghiệm điều trị. Để đánh giá mức độ tin cậy của BS có thể căn cứ vào những yếu tố sau:
- Cần phải biết BS điều trị chỉnh nha được đào tạo ở đâu?
- Kinh nghiệm chỉnh nha của BS như thế nào? BS đã trải qua bao nhiêu năm kinh nghiệm điều trị chỉnh nha và đã điều trị được cho bao nhiêu bệnh nhân.
- Qua lời giới thiệu của những bệnh nhân đã điều trị mà mình biết được, có kết quả tốt.
- BS có chụp phim phân tích đo sọ, phim toàn cảnh hay không? Có chụp hình mặt thẳng, mặt nghiêng, có chụp hình trong miệng, có lấy dấu nghiên cứu hay không? Có khám và làm bệnh án kỹ không? Có thiết lập kế hoạch điều trị hay không… đây là những thông tin quan trọng cho thấy BS đã qua đào tạo bài bản.Hiện nay, nhiều người chỉnh nha thường than phiền về điều trị chỉnh nha truyền thống như: sử dụng mắc cài bằng Inox gây ra việc mặc cảm, gây đau… BS có lời khuyên gì?
Ngày nay, bên cạnh những phương pháp điều trị chỉnh nha truyền thống như sử dụng mắc cài bằng Inox gây ra việc mặc cảm cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp xã hội cũng như công việc kinh doanh. Ngành nha khoa ngày nay đã có những bước tiến vượt bậc trong việc sử dụng những vật liệu thẩm mỹ hơn trong việc niềng răng, đầu tiên là việc sử dụng mắc cài nhựa hoặc sứ có màu trắng khá thẩm mỹ để thay thế cho màu kim loại của Inox, tuy nhiên đỉnh cao của việc đem lại thẩm mỹ cho bệnh nhân trong quá trình niềng răng là sự sáng tạo ra mắc cài dán mặt trong răng. Với thiết kế mắc cài nhỏ và sử dụng lực kéo nhẹ, loại mắc cài mặt trong mới này hầu như không ảnh hưởng đến phát âm của bệnh nhân.

BS có thể chia sẻ rõ hơn về việc sử dụng niềng răng mắc cài mặt trong này ?

Đây là một sáng chế mới của BS Takemoto - Chủ tịch Hội chỉnh Nha mặt trên thế giới, người đã có nhiều bằng sáng chế trong việc chế tạo ra mắc cài mặt trong đã nghiên cứu ra loại mắt cài mặt trong giúp giảm thời gian điều trị. BS Takemoto hiện nay là giáo sư thỉnh giảng của nhiều đại học danh tiếng trên thế giới, ông đã đi nhiều quốc gia để chuyển giao kỹ thuật sử dụng loại mắc cài mặt trong mới này như Mỹ,Pháp, Hong Kong...
Chỉnh nha (niềng răng) là một phương pháp thẩm mỹ dành cho những ai có răng bị hô, răng mọc lệch muốn điều chỉnh. Theo các BS chuyên khoa Nha, thời điểm niềng răng từ 12 - 16 tuổi được xem là có kết quả tốt nhất.
Read more…

Niềng răng mặt trong từ hợp chất kim loại quý

3:28 PM |
Với những trường hợp răng mọc thưa, lệch lạc, hô, sai khớp cắn…. đã làm mất đi nét hài hòa trên khuôn mặt và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thiếu tự tin và đồng thời còn làm giảm chức năng ăn nhai ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra còn làm mất tính thẩm mỹ, để khắc phụ tình trạng này bác sỹ thường khuyên bạn dùng phương pháp niềng răng.

Những loại niềng răng mắc cài thường hay được sử dụng hiện nay như:

Mắc cài kim loại mang tính đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn còn hạn chế vì mắc cài lộ ra bên ngoài mang tính thẩm mỹ chưa cao.
Mắc cài sứ: các mắc cài có màu giống như màu răng, khi mang mắc cài sứ thì người đối diện khó nhận ra bạn đang chỉnh nha.
Nhưng yếu tố thẩm mỹ rất quan trọng đối với bệnh nhân điều trị niềng răng vì họ còn có công việc phải giao tiếp hàng ngày, nên không ai muốn mình thiếu tự tin với những mắc cài được lộ ra bên ngoài.
Để đáp ứng với nhu cầu đó: Mắc cài mặt trong với hợp chất Qúy Kim đã ra đời và đó là một bước tiến thành công trong nha khoa. Không chỉ có yếu tố thẩm mỹ mà mắc cài mặt trong quý kim còn giúp quá trình điều trị được nhanh hơn phương pháp này còn giúp các răng di chuyển một cách tự nhiên với một hệ thống thụ động ma sát thấp và lực nhẹ làm giảm việc đau đớn, dễ dàng vệ sinh răng miệng, ít phải đến gặp bác sĩ, mang lại cho bệnh nhân sự tiện nghi tuyệt vời.
Để có thể hiểu được một cách cụ thể của từng trường hợp, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám chính xác về thời gian cũng như chi phí phù hợp cho mỗi người.
Read more…

Tìm hiểu về niềng răng mặt lưỡi

3:12 PM |
Đó là việc các mắc cài dùng để chỉnh răng được dán ở mặt trong răng thay vì dán ở mặt ngoài. Điều này giúp việc chỉnh hình răng có thể được thực hiện mà không gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Ngày nay, bên cạnh những phương pháp điều trị chỉnh nha truyền thống như sử dụng mắc cài bằng Inox gây ra việc mặc cảm cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp xã hội cũng như công việc kinh doanh. Nha khoa Việt Pháp đã áp dụng các kỹ thuật thẩm mỹ như niềng răng mặt trong, Invisalign, ClearAligner trong việc niềng răng. Đầu tiên là việc sử dụng mắc cài nhựa hoặc mắc cài sứ có màu trắng khá thẩm mỹ để thay thế cho màu kim loại của Inox,hay niềng răng Invisalign tuy nhiên đỉnh cao của việc đem lại thẩm mỹ cho bệnh nhân trong quá trình niềng răng là sự sáng tạo ra mắc cài dán mặt trong răng. BS Takemoto, chủ tịch hội chỉnh nha mặt trong thế giới, người đã có nhiều bằng sáng chế trong việc chế tạo ra mắc cài mặt trong, đã nghiên cứu ra loại mắc cài mặt trong giúp giảm thời gian điều trị. BS Takemoto hiện nay là giáo sư thỉnh giảng về chỉnh nha của nhiều đại học danh tiếng trên thế giới, ông đã đi nhiều quốc gia để chuyển giao kỹ thuật chỉnh nha sử dụng loại mắc cài mặt trong mới này.

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, việc tiếp cận với các các kiến thức và quan điểm mới là rất quan trọng để hòa nhập với thế giới. Những người đẹp Việt Nam như hoa hậu, người mẫu.. là những đại sứ sắc đẹp giúp quảng bá hình ảnh Việ Nam thân thiện và tươi đẹp đến cho toàn thể thế giới, tuy nhiên do những hiểu biết hạn chế trước đây, việc chăm sóc để có hàm răng đều, đẹp và nụ cười quyến rũ đã không được chú trọng, do đó đã làm giảm bớt cơ hội để những người đẹp Việt Nam bước lên những bậc cao nhất của các cuộc thi sắc đẹp. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, những người có nụ cười tự tin, đẹp và thân thiện thường có cơ hội thành công cao.
Trường hợp không có thời gian đến phòng nha
Mắc cài tốc độ Speed ( Canada) tự đóng,có độ ma sát khi di chuyển răng thấp giúp giảm thiểu thời gian đến phòng nha. 6 tuần điều chỉnh một lần thay vì 4 tuần 1 lần, thời gian điều trị cũng rút xuống còn từ 12 tháng, so với từ 24 tháng của mắc cài truyền thống.
-Mắc cài bằng sứ màu sắc như răng thật
-Mắc cài gắn mặt trong của răng không nhìn thấy khi giao tiếp
Trường hợp muốn rút ngắn thời gian chỉnh nha hoặc bị hô xương, cười lộ nướu:
Sử dụng phương pháp neo chặn với Mini Implant ( minivis) giúp giúp ngắn thời gian điều trị , đạt thẩm mỹ tối đa. Tuy việc sử dụng Mini Implant có thể giúp điều trị một số trường hợp hô xương nhẹ, cười lộ nướu, nhưng việc đặt các mini Implant này đòi hỏi BS phải có kiến thức tốt về xương, giải phẫu và Implant để tránh thất bại hay biến chứng.
BS Nguyễn Quang Tiến đã được đào tạo về Implant cao cấp tại ĐH California, Los Angeles năm 2006, Viện đào tạo Implant Nobel Biocare Yorba Linda ( USA) 2006, ĐH New York 2009 - 2010.
Áp dụng kỹ thuật đặt Mini Implant còn giúp giảm ½ thời gian điều trị còn 1 năm đến 1,5 năm thay vì 2 năm như phương pháp thông thường vì giúp kéo 1 lúc 6 răng phía trước thay vì kéo răng nanh rồi mới kéo 4 răng phía trước.
Read more…

Những chú ý khi chỉnh niềng răng

3:04 PM |
1. Chọn mắc cài
Hiện nay có khá nhiều chọn lựa mắc cài cho người niềng răng và hầu hết, chúng ta luôn có thể chủ động chọn cho mình loại mắc cài phù hợp, tùy theo nhu cầu và điều kiện. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn để bạn có sự chọn lựa chính xác nhất.
Niềng răng mắc cài kim loại
Mắc cài kim loại có ưu điểm bền, ít gãy vỡ, cho kết quả nhanh, giá thành lại kinh tế. Đây thường là chọn lựa của bậc cha mẹ dành cho con cái bởi ở độ tuổi thanh thiếu niên, chúng chưa có nhiều nhu cầu về mặt thẩm mỹ, giao tiếp. Thậm chí, đôi lúc các bạn trẻ lại còn cảm thấy rât thú vị khi dùng mắc cài kim loại kết hợp với những sợi thun nhiều màu sắc.
Mắc cài sứ
Theo quan sát, mắc cài sứ được người trưởng thành chọn lựa nhiều hơn do yêu cầu thẩm mỹ. Tuy nhiên, với những nụ cười với khoảng cách trên 20cm dù chọn loại niềng nào vẫn sẽ ít bị "phát hiện" là bạn đang niềng răng.
Những năm gần đây, mắc cài tự khóa xuất hiện nhiều hơn với các ưu điểm như không cần mắc thun, buộc kẽm, mắc cài tự đóng lại và giữ dậy bằng clip hoặc các rãnh trượt tự khóa...Sự lựa chọn này phù hợp cho những ca răng chen chúc nhiều, bệnh nhân muốn giảm số lần hẹn đến thay thun, buộc kẽm.
Mắc cài tự đóng
Mắc cài tự buộc giúp bệnh nhân giảm được số lần hẹn thay thun và buộc kẽm
Ngoài ra còn có mắc cài mặt trong, mắc cài tự buộc, mắc cài vô hình...nhưng chỉ định điều trị của các mắc cài này còn nhiều hạn chế, chưa thể đạt kết quả tối ưu với các ca điều trị phức tạp như mất răng, sai khớp cắn, răng mọc lệch nhiều...Vì thế bác sĩ thường phải khám răng kĩ càng trước khi kết luận bạn có sử dụng chúng được hay không?

2. Niềng răng có giới hạn tuổi ?
Ngày nay, việc niềng răng không còn là "độc quyền" của trẻ em và những người trẻ tuổi nữa. Bạn có thể niềng răng bất cứ độ tuổi nào, chỉ cần bạn tuân thủ đúng phác đồ điều trị và các hướng dẫn chăm sóc, chắc chắn bạn sẽ có được hàm răng khỏe đẹp toàn diện, đúng như ước mơ thuở nhỏ của mình.
3. Mất răng có ảnh hưởng đến việc niềng răng ?
Điều này còn tùy thuộc vào vị trí mất răng của bạn. Trong vài trường hợp, mất răng có thể dẫn đến việc tăng thời gian chỉnh nha (nhưng không đáng kể) hoặc bạn phải nhổ thêm răng để cân chỉnh số lượng răng cần làm thẳng. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều.
4. Niềng răng có đau không ?
Có lẽ chúng ta sẽ có câu trả lời chính xác nhất khi đặt câu hỏi nàyvới người đang niềng răng. Theo bệnh nhân Khánh Hạ, 29 tuổi đang điều trị chỉnh nha tại Elite Dental "Niềng răng cho cảm giác hơi ê và khó chịu trong 2-3 tháng đầu tiên, chủ yếu là do có khí cụ lạ trong miệng. Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm dần và quen dần theo thời gian, cho đến lúc bạn chứng kiến được sự thay đổi tích cực của răng như răng đều đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn...Lúc này, mọi thứ khác đều không còn là trở ngại".
5. Việc thăm khám răng định kì với bác sĩ
Đối với người đang niềng răng, thăm khác răng định kì với bác sĩ là một yêu cầu bắt buộc. Bởi trong những lần hẹn này, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng, kịp thời phát hiện ra những vấn đề răng miệng bất thường (nếu có).
Thường các buổi hẹn này không kéo dài quá 1 giờ, trung bình từ 1-2 tháng/lần.
6. Ăn uống trong khi niềng răng
Bạn nên cắt giảm đồ ngọt, các loại thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ sinh ra axít gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi.Ngoài ra, hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng, dai vì chúng cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng.
7. Vệ sinh và chăm sóc răng niềng
Khi niềng răng, dĩ nhiên việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Do đó, hãy tuân thủ lịch chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bản chải thường kết hợp bàn chải kẽ, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa, đồng thời dùng nước súc miệng thường xuyên.
8. Tuân thủ các lời dặn của bác sĩ
Trong quá trình niềng răng, có những giai đoạn, bác sĩ sẽ cần sự hỗ trợ của bạn như đeo thun tại nhà hoặc đeo các khí cụ mặt ngoài...nhằm tăng lực kéo của dây cung. Bạn nên nghiêm túc thực hiện để ca điều trị của mình nhanh có kết quả.
Ngoài ra, những thói quen xấu có hại như cắn bút, mút ngón tay, mút môi, lấy lưỡi đẩy răng...bạn cũng nên loại bỏ vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng.
Read more…

Những cách chăm sóc làm hại đến răng

2:30 PM |
Chúng ta có thói quen dùng tăm chọt mạnh vào các kẽ răng để làm sạch răng nhưng điều này càng “mở rộng cửa” cho thức ăn dư thừa xâm nhập vào răng. Trong khi chỉ 4 – 5% người dân thành phố sử dụng chỉ nha khoa trong việc chăm sóc răng.
PGS.TS Trịnh Đình Hải, Chủ tịch Hội răng hàm mặt (RHM) Việt Nam, GĐ Bệnh viện RHM Trung ương Hà Nội cho hay theo thống kê của Bệnh viện RHM Trung ương Hà Nội tháng 7/2011, trên 90% người dân Việt Nam có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tập trung ở các bệnh như sâu răng, viêm nướu (viêm quanh răng) khi có đến 75% dân số bị sâu răng vĩnh viễn. Trong đó có đến 85% trẻ em trong độ tuổi 6 - 8 bị sâu răng; 93,3 đến 98,3% người lớn có bệnh quanh răng.
Ông Hải nhấn mạnh hầu hết người dân khi mắc các bệnh về răng miệng đều không được điều trị kịp thời. Phân lớn họ tìm đến phòng khám khi đã ở tình trạng đau nhức, viêm mủ…
Theo ông Hải có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đầu tiên phải kể đến tỷ lệ nồng độ Fluor trung bình trong nước rất thấp. Bên cạnh đó, mức độ tiêu thụ đường của người dân Việt Nam tăng rất nhanh - năm 1990 trung bình mỗi người dân sử dụng 6,5kg đường/năm, năm 2000 là 13kg và hiện nay xấp xỉ gần 20 kg đường/năm/người - dẫn đến các bệnh về răng, nhất là sâu răng.
Ngoài ra, người dân chưa có thói quen chăm sóc răng miệng tốt - thậm chí nhiều người còn chăm sóc theo cách có hại - làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

TS Ngô Đồng Khanh, Chủ tịch hội RHM TPHCM cho hay, ở nhiều nước khu vực Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam rất đông người dân vẫn có thói quen dùng tăm xỉa răng sau mỗi bữa ăn theo cách đẩy, chọct mạnh vào các kẽ răng với mục đích là lấy thức ăn thừa và các mảng bám nhưng điều này chỉ gây hại thêm cho sức khỏe răng miệng.
“Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang đẩy thức ăn vào sâu hơn vào chân răng. Ngoài ra, đầu tăm xỉa răng rất cứng có thể làm mòn kẽ răng và gây ra thưa các kẽ răng, tạo các kẽ hở giữa các răng. Kẽ hở ngày càng lớn thì càng dễ để “nhồi nhét” thức ăn làm hại răng. Chỉ nên dùng tăm để khều, lẩy thức ăn một cách thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương kẽ răng”, TS Ngô Đồng Khanh cho hay.
Theo các chuyên gia, giải pháp làm sạch răng cần đánh răng, kèm với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám. Tuy nhiên ông Khanh cung cấp, việc sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm ở Việt Nam hiện nay thấp, ngay ở các thành phố lớn chỉ 4 - 5% người dân sử dụng chỉ nha khoa, các vùng nông thôn còn thấp hơn nữa, rất nhiều người dân chưa biết “mặt mũi” chỉ nha khoa như thế nào. Ngoài nhận thức chưa đầy đủ trong việc chăm sóc răng miệng thì việc sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng có phần phức tạp kèm chi phí cao nên nhiều dân vẫn còn ngại ngần
Read more…

Chăm sóc răng tiền đề của sức khỏe

1:56 PM |
Bạn có thể tưởng tượng ra thảm cảnh của vệ sinh răng miệng kém là nụ cười ố vàng - vốn có thể dễ dàng khắc phục với một buổi khám nha sĩ. Nhưng thiếu quan tâm đến nướu răng có thể dẫn đến những bệnh nhiễm trùng ở nướu răng, mô liên kết và xương ổ răng. Nguyên nhân là do sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám quanh lợi. Nếu không được điều trị nó sẽ phá hủy mô nướu răng và trở nên rất khó chữa trị. Mà khi đã hỏng nướu thì cũng sẽ không giữ được răng.
Nhưng đáng báo động hơn, bạn có biết rằng nhiễm trùng nướu răng (viêm nha chu) cũng có thể làm tăng 3 lần nguy cơ bạn bị đột quỵ, và tăng 6 lần nguy cơ bị tiểu đường?
Một nghiên cứu đã cho thấy bệnh nướu răng cũng là một yếu tố nguy cơ khởi động nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy nếu không cẩn thận, bạn sẽ góp phần vào sự phát triển của bệnh tim trong tương lai và làm tăng nguy cơ đột quỵ của chính mình.
Người nào có nguy cơ?
Tất cả. Phần lớn mọi người sẽ bị bệnh nướu răng ở một thời điểm nào đó trong đời. Theo một điều tra của Ủy ban Xúc tiến Y tế năm 2003, 85% số người lớn trưởng thành ở Singapore có vấn đề với nướu răng.
Ngoài ra, người bệnh còn khiến những người xung quanh gặp nguy cơ cao hơn vì đây là bệnh nhiễm trùng. Nó có thể lây giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ cới chồng và thậm chí là giữa nhóm bạn thân. Phụ nữ có thai cần đặc biệt thận trọng với sức khỏe răng miệng bệnh nướu răng làm tăng từ 7 -8 lần khả năng đẻ non và sinh con nhẹ cân.

Bệnh có biểu hiện gì?
Bệnh nướu răng thường diễn ra thầm lặng. Ở giai đoạn sớm, bạn có thể không thấy đau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến 4 triệu chứng sớm sau đây:
1. Chảy máu nướu răng ngay cả khi chải răng nhẹ nhàng
2. Nướu đỏ và sưng
3. Tụt nướu răng
4. Hơi thở thường xuyên có mùi khó chịu.
Xử trí ra sao?
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
- Dùng chỉ tơ nha khoa
- Súc miệng nước muối sau ăn
- Nên lấy cao răng định kỳ.
- Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng của nướu lợi.
Read more…

Lợi sưng đau đã trám răng vẫn không khỏi

11:52 AM |
Thưa bác sĩ,
Cách đây 9 tháng cháu bị đau lợi, sưng và tách ra khỏi răng ở răng hàm dưới trong cùng (răng không đau). Sau khi đi khám, nha sĩ bảo tại răng đó bị tái sâu nên ảnh hưởng đến lợi. BS đã hàn lại răng đó và cháu uống thuốc trong khoảng 10 ngày thì hết đau nhưng lợi vẫn không liền vào răng, cho đến bây giờ vẫn vậy. Xin hỏi, giờ cháu phải làm gì?
(V.H - hanhap…@gmail.com)
Bạn H thân mến,
Bạn nên đi khám lại để xem thực sự nướu bạn bị sưng như vậy là nguyên do gì, vì nếu chỉ đơn giản là do sâu răng thì không có lý do gì đến bây giờ vẫn còn bị.
Nếu thực sự đúng như bác sĩ bạn đã nói là do sâu răng thì tôi nghĩ có thể do trước đây lỗ sâu nằm sâu dưới nướu, khiến thức ăn bị nhồi nhét vào bên dưới nướu rất nhiều, khi trám lại không được lấy ra nên kẹt ở dưới gây viêm mãi không khỏi. Tuy nhiên đây chỉ là suy đoán do tôi không thấy trực tiếp tổn thương, phải biết nguyên nhân vì sao thì mới có thể đưa ra cách chữa trị được, bạn nhé.
Read more…

Chữa tủy không trám răng có hại gì?

11:48 AM |
Em bị sâu 1 răng ở hàm trên bên phải và phải đi chữa tủy. Em đã đi đến phòng khám để chữa tủy được 4 lần rồi nhưng vẫn chưa xong. BS có hẹn 4 ngày sau đến để hàn nốt nhưng do em có việc phải về quê mất 3 tuần mới lên được nên chưa thể đến làm nốt.
Hiện tại em đã quá thời gian tái chữa gần 2 tuần rồi. Em xin hỏi BS liệu để lâu như vậy có sao không ạ? Nếu em để nguyên như vậy không làm nữa thì có được không BS?
(Linh Nguyễn - nguyen…@gmail.com)

Bạn Linh thân mến,
Nếu đã chữa tủy được 4 lần rồi thì chắc là tủy đã lấy ra hết rồi, bây giờ chỉ quay thuốc để làm sạch ống tủy nên nếu bạn trễ 2 tuần thì chắc cũng không đến nỗi nào đâu.
Việc chữa tủy chỉ được hoàn thành khi đã trám bít ống tủy lại, còn nếu chưa trám thì lỗ thông này vẫn còn mở giúp vi khuẩn vẫn đi vào bên trong gây nhiễm trùng lại được. Vì thế nên bạn bắt buộc phải đi làm cho xong việc chữa tủy, nếu không thì sau này bạn phải chữa lại từ đầu, cũng có khi nhiễm trùng nặng quá không chữa được nữa phải nhổ.
Read more…

Trám răng bị mẻ nhưng vẫn đau buốt

11:44 AM |
Thưa bác sĩ,
Cách đây 2 tuần em có trám răng cửa hàm trên do bị mẻ (răng không bị sâu). Bữa nay chỗ chân răng sưng đau, khi em ấn nhẹ vùng mũi trên răng thì rất đau. Như vậy có phải tủy răng em đã bị ảnh hưởng không, có cần phải lấy tủy răng đó không? Vì là răng cửa lại hàm trên nên em hơi lo BS ạ.
(N.V Hoàng - hoang…mail.com) BS Đoàn Khánh Ngọc:

Bạn Hoàng thân mến,
Bất cứ tổn thương nào của răng, dù là mẻ hay sâu đều có thể ảnh hưởng đến tủy, do tủy bị kích thích hoặc do đã làm lộ tủy ra.
Bạn nên đi chụp phim và khám lại xem tình trạng tủy răng như thế nào. Đây có thể không phải là lỗi của bác sĩ, vì đôi khi tủy hoạt động rất khó dự đoán, có khi chưa lộ tủy nhưng tủy lại bị viêm. Trường hợp xấu nhất tủy đã bị viêm thì cũng chỉ lấy tủy thôi chứ không cần nhổ răng nên bạn không phải lo lắng nhé.
Read more…

Khi nào cần trám răng

11:39 AM |
Trám bít hố rãnh
Đây là kỹ thuật dành cho các răng có nguy cơ bị sâu nhưng hiện tại vẫn chưa có lỗ sâu. Loại trám này có hiệu quả hạn chế khả năng bị sâu răng đến 80%.
Thường dùng trám các mặt răng cối nhỏ và răng cối lớn. Kỹ thuật trám này hoàn toàn không đau và miếng trám tồn tại tốt trong một thời gian dài. Loại trám này chỉ dùng để bít các rãnh trên mặt nhai của các răng chứ không phải trám kẽ giữa hai răng kế cận nhau. Trám bít hố rãnh có thể thực hiện trên cả răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn, khi răng vừa mới mọc, nếu khám thấy có rãnh sâu và hẹp thì có thể trám ngay, đối với trẻ em thường từ 6 – 10 tuổi có thể thực hiện trám bít hố rãnh. Quá trình trám được thực hiện như sau: đầu tiên, nha sĩ sẽ làm sạch các rãnh bằng mũi khoan, sau đó bề mặt rãnh sẽ được nhám bằng axit và thổi khô răng. Cuối cùng, chất trám được lấp đầy vào các rãnh và đợi đến khi đông cứng hoặc được chiếu đèn nếu là chất trám quang trùng hợp. Khi nào miếng trám bị mòn thì bệnh nhân sẽ đến nha sĩ để trám lại.

Trám thẩm mỹ
Trám thẩm mỹ là trám răng bằng vật liệu composite có màu trắng ngà giống như màu răng, rất hay sử dụng để trám các răng phía trước vì yêu cầu thẩm mỹ. Đầu tiên, nha sĩ sẽ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu, sau đó phết một lớp mỏng giúp răng bớt ê buốt. Tiếp theo, bề mặt răng sẽ được làm nhám bằng axit, tương tự như kỹ thuật trám bít hố rãnh, giúp cho lớp keo dán sau này dính chặt vào bề mặt cần trám. Sau khi rửa sạch axit và thổi khô răng, nha sĩ sẽ phết lên bề mặt trám một lớp keo dán, tiếp sau đó là lớp composite có màu giống như màu của răng đang trám. Cuối cùng, nha sĩ dùng một chiếc đèn đặc biệt để chiếu vào miếng trám giúp cho composite đông cứng lại.
Phương pháp trám này sử dụng chủ yếu cho các vị trí trám tương đối nhỏ. Nếu phần răng sâu quá nhiều, miếng trám khá lớn, lúc đó nha sĩ có thể phải cắm thêm một chốt kim loại nhỏ để gia cố, giúp miếng trám được chắc hơn.
Trám amalgam
Đây là loại trám với vật liệu amalgam có màu đen được sử dụng từ lâu. Đầu tiên, nha sĩ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu và phết một lớp bảo vệ lên trên. Trong một số trường hợp, nha sĩ còn phải dùng thêm một khuôn trám có thể uốn cong được để giữ cho thành của miếng trám có hình dạng theo đúng hình dạng và đường viền của răng. Tiếp theo, vật liệu amalgam sẽ được trộn đều, sau đó đưa vào xoang trám đã chuẩn bị. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong. Và cũng vì lý do đó, nha sĩ chưa thể đánh bóng miếng trám ngay và sẽ hẹn đánh bóng miếng trám đó vào lần sau.
Trám đúc dùng khi răng bị sâu nhiều
Amalgam và composite là các vật liệu trám còn mềm khi mới đưa vào răng, sau đó mới cứng lại, vì vậy nên thích hợp với các xoang trám không lớn. Khi răng bị sâu quá nhiều, phần răng không sâu còn lại ít thì nha sĩ có thể sẽ gắn vào răng một miếng trám đã được đúc cứng sẵn. Miếng trám này thường được làm bằng vàng hoặc sứ nung và được đúc cứng trước khi lắp vào răng. Loại trám này không chỉ lấp đầy phần răng bị mất do sâu mà còn giúp nâng đỡ tốt phần răng còn lại.
Read more…

Trám răng có thực sự cần thiết

11:35 AM |
Cái răng cái tóc là gốc con người, răng giúp con người làm đẹp nụ cười cũng như ăn nhai tốt. Thế nên, nếu răng bị hư hãy đến nha khoa chữa trị sớm. Có 3 lợi ích khi chữa trị sớm:

- Tiết kiệm chi phí: nha sĩ sẽ kiểm tra men răng, nơi nào mới sâu thì hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc, chải răng kĩ hơn mà không cần các phương pháp điều trị phức tạp. Sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí. Để trám các răng mới sâu, sâu men, chỉ tốn 150.000 – 250.000. Nhưng khi phải chữa những răng sâu nặng, chết tủy thì chi phí cao gấp nhiều lần. Một răng chữa tủy tốn từ 550.000 – 1.000.000/răng.
- Tiết kiệm thời gian: răng hư càng nặng thì thời gian điều trị càng lâu, loại bỏ nhiễm trùng sau đó nha sĩ mới bảo vệ, lưu giữ các răng còn tốt thế nên thời gian làm răng giả thường kéo dài 5 ngày đến 1 tháng (những ca phức tạp)
- Bảo tồn được răng thật: đây mới là nguyên nhân chính mà các bạn cần tái khám định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Một chiếc răng giả dù có mắc tiền tới đâu chăng nữa vẫn không thể nào tốt hơn 1 răng thật.
Mến chúc các bạn luôn có một nụ cười rạng rỡ, tự nhiên nhất.
Read more…

Những điều không thể bỏ qua khi niềng răng

10:32 AM |
Mặc dù niềng răng không gây đau đớn thường xuyên nhưng bạn vẫn cần quan tâm nhiều hơn tới răng miệng để việc niềng răng đạt hiệu quả như ý.
Sau khi niềng răng, răng và lợi của bạn có thể bị kích thích, hơi đau hoặc nhưng. Nếu không thể chịu được đau nhức, bạn có thể đề nghị bác sĩ kê cho toa thuốc giảm đau. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý những điều sau để không làm ảnh hưởng đến răng. Hãy tham khảo 6 mẹo nhỏ dưới đây khi bạn niềng răng.
Nhai nhẹ nhàng
Trong các mẹo nhỏ nên áp dụng khi niềng răng thì điều trước tiên bạn nên thay đổi cách ăn. Bạn có thể muốn ăn uống tự nhiên như trước, đặc biệt, sau những ngày đầu tiên gắn niềng răng.
Bạn nên nhai những thức ăn mềm hơn trước, và ăn từng miếng nhỏ, tránh ăn đồ ăn quá cứng. Trong những ngày đầu tiên, bạn nên ăn súp, nước canh, và sữa chua. Ngoài ra, bạn nên tránh thức ăn dính để không làm ảnh hưởng đến khuôn răng.
Chải răng thường xuyên
Hãy chải răng thường xuyên để loại bỏ hết vi khuẩn bám ở răng, đặc biệt là khung niềng răng. Trong miệng của bạn có rất nhiều khe hở để thức ăn có thể tràn vào, nhất là khi niềng răng thì các kẽ hở càng nhiều hơn.
Hãy tưởng tưởng thêm lượng thức ăn sẽ mắc vào chiếc niềng răng của bạn thì khả năng phát sinh vi khuẩn càng tăng. Vì vậy, bạn nên đánh răng 2-3 lần/ngày để loại bỏ thức ăn và làm sạch nướu răng, kẽ răng.
Sử dụng chỉ nha khoa được coi là tốt nhất khi bạn niềng răng vì chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch kẽ răng thường xuyên

Cẩn thận với dây mắc của niềng răng
Đôi khi, việc không để ý đến những dây mắc đó sẽ gây rắc rối cho bạn. Ví dụ, dây mắc ở vị trí cuối của khung niềng răng có thể chọc vào má bạn. Trừ khi bạn là một nha sỹ hoặc trợ lý bác sỹ, bạn hãy chỉnh sửa hoặc cắt cái dây đó một cách cẩn thận, còn không thì đừng cố gắng điều chỉnh sai vị trí mà niềng răng đang áp và răng của bạn. Bạn nên đến nha sĩ và khám cẩn thận để được chỉnh lại.
Chú ý khi đưa đẩy lưỡi
Bạn đã nghe đến đá lưỡi chưa? Đá lưỡi là một cách di chuyển lưỡi khi nuốt. Nó xuất hiện ở trẻ sơ sinh và biến mất khi bạn trưởng thành. Tuy nhiên, khi niềng răng được gỡ bỏ, thì cách nhai cũng như vị trí đặt lưỡi, đá lưỡi cũng thay đổi. Trong khi vẫn còn niềng răng, bạn có thể tham khảo và tập luyện cho chiếc lưỡi để tránh làm ảnh hưởng đến khẩu hình và răng của mình sau khi tháo bỏ niềng.
Tránh thức ăn có đường và nhiều tinh bột
Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột sẽ sản sinh ra axit và mảng bám trên răng, do đó có thể gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi. Vì vậy, bạn nên tránh uống trà, nước ép trái cây và những đồ uống tối quá ngọt. Bình thường, thực phẩm nhiều axit đã ảnh hưởng đến răng, nếu niềng răng, răng bạn đang yếu thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng mạnh hơn.
Lưu ý khi tập thể thao
Khi đã niềng răng, bạn càng cần chú ý hơn khi chơi thể thao để bảo vệ răng của mình. Nếu chẳng may gặp tai nạn liên quan đến mặt, bạn cần kiểm tra lại niềng răng ngay. Nếu có phần nào bị nới lỏng hoặc hư hỏng, các bạn hãy đến gặp bác sĩ để điều chỉnh lại.
Read more…

Phẫu thuật vẩu hàm

10:24 AM |
Nếu như trước đây đa phần mọi người thường chọn niềng răng để giải quyết tình trạng hô, đeo niềng 2 năm mà không mấy hiệu quả, thì sự xuất hiện của phương pháp phẫu thuật hàm đã mang lại một 'làn gió' hy vọng mới.
Tuy nhiên, chọn niềng răng hay phẫu thuật hàm là câu hỏi làm đau đầu rất nhiều người. Phẫu thuật chỉnh nha đã phát triển ở châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.. . và phương pháp phẫu thuật hàm hô từ khi xuất hiện tại Việt Nam đã mang lại cho hàng nghìn người nụ cười rạng rỡ, tự tin, xóa bỏ mọi rào cản giao tiếp.
Phẫu thuật vẩu hàm
Niềng răng không thể giải quyết triệt để tình trạng hô móm vì các lý do sau: khi nhắc tới hô người ta thường nghĩ ngay đến niềng răng. Nhưng cách này chỉ hiệu quả cho hô do răng. Tuổi tốt nhất để niềng là khi còn trẻ, tuổi càng lớn hiệu quả niềng răng càng kém.
Tại Việt Nam, phần lớn điều trị nhầm lẫn giữa hô hàm và hô răng, nghĩa là hô hàm thì vẫn cứ niềng răng và niềng răng khi tuổi quá lớn thì hiệu quả không tốt. Nếu hô do hàm, phẫu thuật chỉnh hàm là cách phù hợp.
Chỉ qua một cuộc phẫu thuật khoảng 2-3 giờ, bệnh nhân sẽ không còn phải lo ngại về vấn đề hàm hô của mình nữa. Lứa tuổi phù hợp cho phẫu thuật là từ 18 trở lên. Phức tạp hơn, nếu hô vừa do răng vừa do hàm, cần phải có sự kết hợp giữa 2 phương pháp, niềng răng trước và phẫu thuật hàm sau. Tuy nhiên, kết quả mang lại sẽ khả quan. Niềng răng và phẫu thuật hàm là 2 phương pháp khác nhau, chúng chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể thay thế nhau. Do vậy, lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân hô của bệnh nhân để có chỉ định phù hợp.

Phẫu thuật vẩu hàm
Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật vẩu hàm.
Tại Thẩm mỹ Hàn Quốc JW, bước đầu tiên bác sĩ sẽ khám toàn diện vùng răng miệng, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp. Sau khi nhận diện là hô hàm, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có cần niềng răng trước phẫu thuật hay không, sau đó sẽ tiến hành chụp phim chuyên về hàm mặt; khám sức khỏe tổng quát; gây mê cho bệnh nhân trước phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân hàm hô, hàm vẩu mà tiến hành một trong các phương pháp phẫu thuật sau đây:
Hô hàm trên: đa phần sẽ cắt tiền đình hàm, nhổ 2 răng số 4, đẩy lùi xương hàm về sau
Hô hàm kèm hở lợi nhiều: cắt Lefort 1 để đẩy hàm lùi về sau và lún lên trên để điều trị hô và hở lợi.
Hô 2 hàm: phẫu thuật cắt tiền đình hàm trên, dưới, nhổ 2 răng số 4 đẩy lùi về sau.
Móm do hàm dưới quá dài so với hàm trên: phương pháp BBSO không cần nhổ răng kiểu chữ Z đẩy lùi hàm về sau là hiệu quả nhất.
Trường hợp đặc biệt là móm do hàm dưới quá dài và hàm trên quá ngắn thì phẫu thuật thường là cắt hàm dưới BSSO đẩy lùi về sau và cắt tiền đình hàm trên đưa về trước. Đây là kỹ thuật cắt trượt ngược chiều khá hiệu quả nếu nguyên nhân là hai hàm.
Read more…

Những điều cần biết về niềng răng sứ

10:16 AM |
Niềng răng sứ đã nổi lên như là một lựa chọn phổ biến và hấp dẫn đối với các bệnh nhân niềng răng thẩm mỹ.
>> Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách
Niềng răng kim loại tiêu chuẩn đã được dùng để sửa chữa các vấn đề sai lệch của hàm răng. Những người vốn sợ mang kim loại trong miệng của họ từ chối tất cả các loại điều trị khắc phục cho mục đích này . Họ thích đi qua cuộc sống với các vấn đề khớp cắn của mình, vấn đề răng lệch, hàm răng khấp khểnh và nhiều hơn nữa chứ không phải là có mắc cài kim loại. Đối với những người như vậy mắc cài sứ là một lựa chọn tuyệt vời. Họ cuối cùng có thể được điều trị mà không cần mang kim loại trong miệng của họ.

Không phải tất cả mọi người được nên niềng răng mắc cài sứ, vì nó không thích hợp cho những người có vấn đề hàm cắn sâu. Nha sĩ sẽ khuyên bạn nên niềng răng bằng kim loại nếu bạn chơi môn thể thao và sự nghiệp tương tự khác. Những niềng răng mắc cài sứ không phải là mạnh mẽ như niềng răng kim loại . Mắc cài sứ thường được gắn trên răng và dán bằng cách sử dụng một chất kết dính mạnh mẽ và ánh sáng Halogen.
Mắc cài sứ được gắn trên mặt trước của răng giống kim loại. Những niềng răng mắc cài sứ là không nhìn thấy được khi nhìn từ xa và  bạn  khó để biết rằng người đó đang mang chúng. Với những niềng răng mắc cài sứ không có lý do để giấu răng của bạn đằng sau bàn tay của bạn hoặc không cười.
Niềng răng sứ sẽ không đổi màu nhưng nếu bạn đang mang niềng răng được làm bằng mắc cài nhựa hoặc composite sau đó sẽ dễ bị nhiễm màu. Ngay cả trong niềng răng mắc cài sứ, vùng quang mắc cài có thể nhiễm màu, nhưng có thể làm sạch một cách dễ dàng tại các nha sĩ trong các chuyến thăm khám hàng tháng của bạn.
Niềng răng mắc cài sứ tốn kém hơn so với mắc cài kim loại. Những chi phí có thể là gần 8 triệu đồng nhiều hơn so với các niềng răng tiêu chuẩn của bạn. Các chi phí cao hơn bởi vì những niềng răng mắc cài sứ chiềm thời gian nhiều hơn cho các nha sĩ và cũng cần chăm sóc tiếp theo. Các niềng răng nhựa và composite có thể trở nên giòn theo thời gian.
Mắc cài sứ có một cơ hội cao hơn bị vỡ, sứt mẻ, trừ khi chăm sóc  thích hợp . Nếu vậy,niềng răng của bạn có thể được thay thế. Điều này sẽ cần một chi phí bổ sung, tuy nhiên tại Nha khoa Đăng Lưu có thể bạn sẽ được miễn phí.

Mắc cài sứ không bị mòn vì nó cứng hơn so với men răng, mặt khác nếu răng của bạn cắn vào niềng răng thì men răng có thể bị hư hỏng. Vì vậy, hãy hỏi nha sĩ để điều chỉnh chúng để ngăn chặn thiệt hại thêm cho răng thật của bạn.
Read more…

Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách

9:59 AM |
Dùng chỉ nha khoa đúng cách giúp loại trừ mảng bám và những mẩu thức ăn ở những nơi mà bàn chải không thể chải đến được – như phía dưới đường viền nướu và giữa các răng. Vì mảng bám hình thành có thể dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày là điều được khuyên làm hàng ngày.
>> Những thói quen làm hỏng răng của bé
Để đạt được lợi ích lớn nhất khi dùng chỉ nha khoa, hãy tuân theo những chỉ dẫn sau:
Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 45 cm và cuộn chung quanh hai ngón tai giữa, để lại một đoạn ở giữa khoảng 4 cm.
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ sợi chỉ, đẩy sợi chỉ nhẹ nhàng lên và xuống giữa hai kẽ răng.
Nhẹ nhanh uốn sợi chỉ vòng theo chân của răng, và phải chắc rằng bạn đưa sợi chỉ xuống phía dưới đường viền nướu. Không được đè mạnh sợi chỉ, điều này có thể làm cắt rách hoặc làm bầm mô nướu mỏng.
Dùng những đoạn chỉ sạch khi bạn chuyển từ kẽ răng này sang kẽ răng khác.
Để lấy chỉ ra, cũng dùng chuyển động lên xuống và nâng sợi chỉ lên và ra khỏi kẽ răng.

Bạn nên dùng loại chỉ nha khoa nào?
Có 2 loại chỉ nha khoa cho bạn lựa chọn:
Chỉ nylon (hoặc chỉ đa sợi)
Chỉ PTFE (chỉ một sợi)
Chỉ nylon có loại được bao bằng sáp hoặc chưa được bao bằng sáp và có nhiều hương thơm. Vì loại chỉ này bao gồm nhiều sợi nylon, nên có thể sẽ bị tưa hoặc rách khi đi qua những kẽ răng hẹp. Trong khi loại đắt tiền hơn, chỉ sợi đơn (PTFE) có thể trượt dễ dàng qua những kẽ răng thậm chí với những kẽ răng hẹp và gần như không bị tưa. Khi sử dụng đúng cách, cả hai loại chỉ đều rất tốt trong việc làm sạch mảng bám và mẩu vụn thức ăn.
Read more…

Những vấn đề về răng miệng trẻ em

9:23 AM |
Tật răng so le, một sự phù hợp xấu giữa răng hàm trên và hàm dưới, và sự lộn xộn của răng xuất hiện phổ biến ở những người có sự rối loạn phát triển. Gần 25% của hơn 80 những bất thường sọ và mặt mà có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng có liên quan đến sự phát triển chậm ở cằm. Sự hoạt động bất thường của cơ cũng góp phần đến hiện tượng răng so le, đặc biệt là ở những người có chứng liệt não. Răng xếp tụ lại hay trệch ra khỏi hàng thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho việc chải sạch răng, góp phần tạo ra các bệnh quanh răng và bệnh mục xương răng. Hãy đề cập với bác sĩ chỉnh răng hay các nha sĩ nhi khoa để đánh giá và đề ra một sự hướng dẫn cụ thể trong vấn đề vệ sinh răng miệng.
>> niềng răng chất lượng
Dị tật răng thì thay đổi rất khác nhau về số lượng, kích thước và hình dạng của răng. Người bị hội chứng Down, vòm miệng bị chẻ, loạn sản ngoại bì hay các bệnh khác có thể làm cho răng bị mất, thêm vào hay dị hình bẩm sinh. Trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các kế hoạch điều trị răng miệng trong suốt những năm phát triển.
Khiếm khuyết phát triển xuất hiện khi có những hố, hàng hay sự đổi màu trong răng. Sốt rất cao hay một số thuốc có thể làm rối loạn sự hình thành răng và những khiếm khuyết này có thể là kết quả. Nhiều răng có những khiếm khuyết này nghiêng về bệnh mục xương răng, thì gây khó khăn cho việc chải sạch, và có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện răng. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để ước lượng về sự lựa chọn điều trị và những lời khuyên về việc giữ răng.
Chấn thương răng
Chấn thương ở mặt và miệng xuất hiện phổ biến hơn ở những trẻ có sự phát triển về trí não, những phản xạ bảo vệ bất thường hay sự không phối hợp cơ. Người được chăm sóc răng nên được chú ý theo dõi kỹ hơn để ngăn ngừa việc phải nhai trên những vùng bị mất cảm giác. Nếu răng bị nhổ ra hay bị gãy, hãy đưa bệnh nhân và cái răng của họ đến nha sĩ ngay lập tức. Bàn bạc với cha mẹ về cách để ngăn ngừa chấn thương và nên làm gì khi nó xảy ra.
Nghiến răng
Nghiến răng, tiếng ken két thường xuyên của răng, là sự xuất hiện phổ biến ở những người bị liệt não hay chậm phát triển trí não nghiêm trọng. trong các trường hợp trầm trọng, nghiến răng có thể dẫn đến mòn răng và bề mặt bị nhức buốt, ê ẩm. Hãy trao đổi ý kiến với bác sĩ để đánh giá, các thói quen hay sự cảnh giác có thể được đề nghị.

Sự nhiễm khuẩn răng
Bệnh mục xương răng, hay sâu răng có thể có liên quan đến việc nôn mửa hay trào ngược dạ dày thực quản, ít hơn lượng bình thường của nước bọt, những thuốc có chứa đường, hay các chế độ ăn đặc biệt như nuôi con bằng sữa mẹ. Khi vệ sinh răng miệng kém, răng bị gia tăng nguy cơ mục. Chỉ cho các bậc cha mẹ về vệ sinh răng miệng bao gồm chải răng thường xuyên và sử dụng kem đánh răng có chứa flo và ngậm nước muối. Giảng giải sự cần thiết về việc theo dõi trẻ em để tránh nuốt nước flo. Trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hay các chuyên gia dạ dày ruột để đề phòng và đưa ra những biện pháp điều trị. Kê những thuốc không đường khi cần thiết.
Sự nhiễm virus thường là do virus herpes simplex. Trẻ em hiếm khi bị viêm nướu rộp hay bị rộp môi trước 6 tháng tuổi. Viêm nướu rộp thì phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, nhưng có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và những người trưởng thành còn trẻ. Nhiễm virus có thể đau và thường đi cùng với sốt. Hướng dẫn cho bệnh nhân về bản chất tự nhiên của nhiễm khuẩn ở những thương tổn, sự cần thiết phải cung cấp nước thường xuyên để ngăn ngừa sự mất nước, và những phương pháp điều trị triệu chứng.
Những bệnh về nướu nghiêm trọng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch bị suy yếu hay rối loạn các mô liên kết và vệ sinh răng miệng không thích hợp. Viêm nướu răng là kết quả từ sự tích tụ các mảng bám vi khuẩn và làm cho nướu đỏ, sưng mà rất dễ chảy máu. Bệnh nha chu thì nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến mất răng nếu không được điều trị. Chải răng đúng cách, kháng sinh thích hợp và những hướng dẫn về chăm sóc tại nhà có thể được cần thiết để giúp chải răng hàng ngày và đi khám thường xuyên với những nhà chăm sóc sức khỏe có thể là cần thiết.
Sự phát triển quá mức của nướu răng
Sự phát triển quá mức của nướu có thể là một tác dụng phụ từ thuốc như thuốc chẹn kênh calci, natri phenyltoin và cyclosporine. Vệ sinh răng miệng kém làm bệnh trầm trọng thêm và có thể dẫn đến sự bội nhiễm. Sự phát triển quá mức nghiêm trọng có thể làm hư hại sự mọc răng, việc nhai hay việc sắp xếp răng. Trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa và điều trị. Chế độ ăn đề phòng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn và sự kiểm tra thường xuyên có thể đều cần thiết. Tìm thêm những thuốc thay thế nếu có thể.
Lời khuyên cho những người chăm sóc sức khỏe
. Dành thời gian để nói chuyện và lắng nghe ý kiến của các bậc cha mẹ.
. Hãy nói chuyện với cha mẹ để tìm ra sự hội chẩn nha khoa cần thiết và không trễ hơn ngày sinh nhật đầu tiên.
. Tìm kiếm những lời khuyên về các kỹ thuật kiểm soát hành vi, sự can thiệp sớm sẽ có thể cần thiết.
. Đánh giá và điều trị những vấn đề về chỉnh răng sớm để làm giảm tối thiểu nguy cơ có những biến chứng về sau trong cuộc sống.
. Khuyên các bậc cha mẹ chú ý tránh ăn trước giờ đi ngủ.
Read more…

Chứng viêm tủy răng

9:16 AM |
Tủy răng là một tổ chức đặc biệt gồm mạch máu, thần kinh... nằm trong một hốc giữa ngà răng. Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Chúng có thể bị viêm do vi khuẩn, hóa chất và nhiều yếu tố khác.
Tác nhân gây viêm tủy răng thường gặp nhất là vi khuẩn. Chúng tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và cuống răng... Ngoài ra, hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân...), sang chấn, thay đổi áp suất môi trường... cũng có thể gây viêm. Một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.
Viêm là một phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh. Bệnh có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau:
Viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm): Nguyên nhân thường do sâu răng. Người bệnh tự nhiên thấy xuất hiện cơn đau thoáng qua. Ban đêm, họ dễ cảm nhận thấy cơn đau hơn, dễ nhầm với cảm giác ê buốt của sâu răng. Các kích thích (đụng chạm, nóng, lạnh) có thể làm xuất hiện cơn đau hoặc gia tăng cường độ đau. Giai đoạn này tồn tại không lâu, nếu không được điều trị sẽ chuyển sang các thể viêm tủy khác.

Viêm tủy răng cấp: Người bệnh tự nhiên xuất hiện từng cơn đau dữ dội, đau đến chảy nước mắt khi thức ăn lọt vào lỗ sâu hay uống nước lạnh; đau lan ra các răng kế cận. Hết cơn, người bệnh lại bình thường. Nếu có mủ, người bệnh đau dữ dội hơn, đau giật như mạch đập, như gõ trống trong tai, răng đau có cảm giác lung lay nhẹ và trồi cao hơn các răng khác.
Viêm tủy mạn tính: Người bệnh thường đau tự nhiên từng cơn âm ỉ, liên tục hàng giờ, khoảng cách giữa các cơn đau rất ngắn, đau nhiều hơn về đêm. Các kích thích cơ học làm gia tăng cơn đau.
Tủy răng bị viêm không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử. Trường hợp này thường bệnh nhân không thấy đau.
Về điều trị, cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, bệnh nhân phải chữa viêm tủy răng tại các cơ sở chuyên khoa (lấy bỏ tủy răng, hàn kín ống tủy...).
Read more…

Những loại thực phẩm đặc biệt có hại cho răng

4:33 PM |
Dưới đây là một số thực phẩm bị coi là có thể gây hại cho răng của bạn nếu ăn nhiều. Vì vậy, bạn nên tránh ăn chúng liên tục.
>> chứng viêm tủy răng
1. Bánh kẹo, caramel... và những đồ ăn ngọt khác
Những thực phẩm ngọt khi ăn vào sẽ làm cho lượng đường bám lại trên răng của bạn lâu hơn và nhiều hơn. Đặc biệt, các loại kẹo cứng hoặc dai sẽ bám chặt vào bề mặt răng của bạn và mất nhiều thời gian để nước bọt hòa tan nó, vì vậy, nó rất có hại cho răng của bạn. Tiến sĩ Dabholkar cảnh báo, "kẹo cứng có thể làm cho răng bạn bị sứt mẻ hoặc vỡ khi bạn cắn vào chúng". Tiến sĩ Jaradi cho biết thêm, "mặc dù lượng đường ở kẹo có thể không quá nguy hiểm cho răng nhưng nếu bạn tiêu thụ chúng liên tục thì sẽ có vấn đề thực sự".
2. Các loại thực phẩm có tính axit
Tiến sĩ Dabholkar  cho rằng, các thực phẩm có tính axit rất có hại cho răng vì nó làm cho lớp men răng bị ăn mòn đi. Ông cho rằng sau khi ăn các loại thực phẩm như cam, chanh, cà chua và bưởi... bạn nên đánh răng, súc miệng thật kỹ lưỡng để giảm lượng axit tồn đọng lại trên răng, gây hủy hoại men răng khiến răng trở nên nhạy cảm.
3. Các loại thực phẩm giàu tinh bột
Chúng ta có xu hướng tiêu thụ rất nhiều đồ ăn vặt hoặc thực phẩm chứa tinh bột mà không biết ảnh hưởng của chúng đối với răng của mình. Một số món ăn chứa nhiều tinh bột như khoai tây chiên, bánh mì trắng, bánh pizza, mì ống và bánh mì kẹp thịt... có thể dễ dàng kẹt giữa các kẽ răng.
Mặc dù các thực phẩm này không có đường nhưng tinh bột trong chúng lại sớm chuyển đổi thành đường gần như ngay lập tức vì quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng nên nó cũng có hại cho răng.

4. Nước ngọt, nước uống tăng lực
Đồ uống có đường như đồ uống có ga, đặc biệt là nước uống tăng lực rất có hại cho răng nếu bạn uống chúng thường xuyên. Tiến sĩ Jaradi nói: "Nước giải khát là thực phẩm hàng đầu chứa đường mà trẻ em và thanh thiếu niên hay uống. Bên cạnh đó, nó còn chứa phosphoric và axit citric làm xói mòn men răng".
Tiến sĩ Dabholkar nói, "Đồ uống không đường tốt hơn cho răng của bạn vì nó giảm nguy cơ bị sâu răng".
5. Trái cây sấy khô
Bạn có thói quen ăn nhẹ với các loại trái cây sấy khô như nho khô, mận, chuối sấy khô... Nhưng bạn không biết rằng trái cây khô thậm chí có thể gây hại cho răng vì hàm lượng đường trong chúng khá cao. Hàm lượng đường bám lại trên răng sẽ khuyến khích sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng, làm xói mòn men răng.
Tiến sĩ Dabholkar nói: "Hoa quả khô chứa nhiều cellulose không hòa tan, có thể liên kết và đường bám lại quanh răng. Điều này còn tồi tệ hơn ăn đồ ngọt".
6. Rượu và rượu vang
Nước bọt trong miệng có tác dụng loại bỏ thức ăn bám lại trên răng, từ đó bảo vệ răng. Rượu làm ức chế việc sản xuất nước bọt, do đó, rượu bị coi là thực phẩm có hại cho răng, có thể dẫn đến bệnh nướu răng và thậm chí cả bệnh ung thư miệng. Tiến sĩ Jaradi nói: "Nếu uống quá nhiều rượu, thành phần axit của các loại rượu, đặc biệt là rượu vang sẽ hòa tan men răng, làm cho răng xốp và dễ bị nhuộm màu".
Read more…

Chỉnh nha răng cửa

10:56 AM |
1. Phương pháp Chỉnh nha:
Bạn sẽ được chỉnh nha bằng phương pháp gắn mắc cài cố định kết hợp nhổ răng.
Bạn sẽ phải nhổ 4 cái răng: 2 cái hàm trên - 2 cái hàm dưới - để lấy khoảng trống kéo cái răng cửa bị lệch này vào đúng vị trí ban đầu.
Bạn chỉ muốn chỉnh lại răng hàm trên, tại sao phải làm hàm dưới?
Bởi vì quá trình chỉnh nha sẽ sắp xếp lại vị trí của răng, đồng thời cũng làm khớp cắn ban đầu dịch chuyển. Nên, bạn phải chỉnh nha lại cả hàm dưới để điều chỉnh khớp cắn đúng.
Thời gian chỉnh nha của bạn sẽ kéo dài khoảng từ 1 năm đến 1 năm rưỡi với chi phí khoảng 20 triệu đồng.
Chỉnh nha có đau không?
Chỉnh nha sẽ không làm đau bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu, vướng víu trong khoảng 1 tuần đầu do phải mang mắc cài cố định.

2. Phương pháp bọc mão răng sứ:
Vì  hai chiếc răng cửa lệch ra ngoài, bây giờ muốn ép xuống thì phải có một khoảng không gian nhất định cho nó. Vì vậy, bạn phải làm thêm 2 đơn vị răng sứ bên cạnh để tạo không gian sắp xếp lại chiếc răng bị lệch. Tức là bạn phải bọc mão răng sứ 4 đơn vị răng cửa.
Một trường hợp điều trị răng sứ thẩm mỹ để chỉnh sửa hàm răng bị lệch lạc tại Nha khoa 126.
Thời gian để làm răng sứ khoảng từ 3 đến 5 ngày.
Răng sứ có nhiều loại, mỗi loại sẽ có vẻ thẩm mỹ, độ bền sử dụng và chi phí khác nhau. Cụ thể:
+ Răng sứ kim loại (có độ bền khoảng 5 năm, thường sử dụng để làm răng hàm bên trong): 1,2 triệu/ 1 đơn vị răng. Bạn làm 4 đơn vị răng x 1,2 triệu = 4,8 triệu đồng
+ Răng sứ Titan (có độ bền khoảng 10 năm): 2,5 triệu/ 1 đơn vị răng. Bạn làm 4 đơn vị răng x 2,5 triệu = 10 triệu đồng.
+ Răng sứ Zirconia: Zirconia là vật liệu siêu cấp, được chỉ định để điều trị răng sứ thẩm mỹ. Răng sứ Zirconia có độ trong đẹp tự nhiên như răng thật và đặc biệt có độ bền sử dụng tương đương với răng thật.
Chi phí 5 triệu/ 1 đơn vị răng. Bạn làm 4 đơn vị răng x 5 triệu = 20 triệu đồng
Để hiểu rõ hơn về các loại răng sứ, bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé
Đây là chi phí trọn gói, trong quá trình điều trị sẽ không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác.
Làm răng sứ có đau không?
Nói làm răng sứ không đau là hoàn toàn không đúng, nhưng nếu được thực hiện với kỹ thuật tốt, cảm giác bị đau của bệnh nhân sẽ được giảm đi rất nhiều.
Răng được chỉ định bọc mão sứ sẽ được mài nhỏ đi theo tiêu chuẩn (thường là mài đi hết lớp men răng). Trước khi mài, bệnh nhân sẽ được chích thuốc tê. Trước khi chích thuốc tê, trên vùng da bị kim chích vào sẽ được bôi tê để khi cắm mũi kim vào bệnh nhân không có cảm giác đau. Sau khi chích, thuốc tê sẽ làm mất cảm giác (vùng được chích) khoảng 2 tiếng. Như vậy, trong suốt quá trình mài răng bạn sẽ không hề có cảm giác đau.
Có thể bạn sẽ thấy khó chịu khi phải nghe tiếng máy khoan, rồi phải há miệng hàng giờ đồng hồ. Có thể sẽ mỏi lưng, mỏi cổ khi phải nằm lâu trên ghế.
Đây là những 'nỗi khổ' của ngày điều trị đầu tiên. Đến những ngày điều trị tiếp theo sẽ dễ dàng hơn, không phải chích thuốc tê hay mài răng nữa. Thời gian điều trị cũng ngắn hơn rất nhiều (chỉ khoảng 45 phút trở lại).
Sau khi mài xong, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật chống ê cho bạn, và có toa thuốc uống kèm theo nếu thấy cần thiết.
Trong quá trình làm răng sứ có ăn uống, làm việc được không?
Trong một tuần điều trị này, bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm để có thể vẫn duy trì được việc ăn uống và làm việc bình thường. Chính xác thì chỉ có thể đạt khoảng 70 - 80% cảm giác so với bình thường.
Chúng tôi cũng từng điều trị răng sứ cho nhiều bệnh nhân và phản ánh từ bệnh nhân là vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt  được tương đối bình thường.
Read more…

Nắn chỉnh răng cho trẻ em

10:42 AM |
Chỉnh răng trẻ em bằng cách đeo hàm Trainer (hay còn gọi là tiền chỉnh nha) đã giúp trẻ em trên toàn thế giới có răng và hàm phát triển đều đặn, là phương thức điều trị đơn giản, dễ dàng, hiệu quả.
Tiền chỉnh nha trẻ em giúp sửa chữa các thói quen xấu cơ chức năng thường là: thở miệng, sai vị trí đặt lưõi, nuốt ngược, hoạt động quá mức của cơ bám cằm, mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi là những nguyên nhân gây răng của trẻ mọc chen chúc, lệch lạc, mặt phát triển không cân đối. Tiền chỉnh răng giúp cân bằng lực của các cơ môi, má, lưỡi kết hợp căn chỉnh ngay ngắn răng và hàm tạo thuận lợi cho răng mọc thẳng hàng, đúng vị trí.
Tiền chỉnh nha dành cho trẻ từ 6 - 10 tuổi
Các trường hợp cần mang hàm tiền chỉnh răng:
- Cắn sâu
- Răng chen chúc
- Răng lệnh ra ngoài
- Có thói quen xấu

Thời gian tốt nhất để bắt đầu điều trị - đeo hàm Trainer
- Bắt đầu điều trị bằng hàm Trainer thích hợp ở giai đoạn trẻ mọc từ 4-6 răng cửa, để đạt được hiệu quả tối đa trong việc hướng dẫn mọc răng và tập lại cơ chức năng.
Trainer điều trị trường hợp nào hiệu quả nhất?
Trainer đặc biệt hữu ích đối với những trường hợp sai khớp cắn và các trường hợp răng mọc chen chúc, mọc lệch ở độ tuôi từ 6-10 tuổi. Thời gian điều trị tối thiểu từ 6 - 12 tháng.
Các loại hàm Trainer:
- Trainer màu xanh mềm và có tính đàn hồi cao dùng cho giai đoạn đầu.
- Trainer màu hồng cứng hơn dùng cho giai đoạn tiếp theo.
- Trainer dùng để điều trị tật nghiến răng vào ban đêm.
- Trainer cho người mang mắc cài trong quá trình chỉnh nha cố định.
- Trainer dùng để điều trị bệnh đau khớp thái dương hàm.
Lưu ý:
- Đeo hàm Trainer suốt đêm và đeo thêm ít nhất 1 giờ vào ban ngày.
- Trong tuần đầu đeo hàm dễ bị rơi, sau 2 - 3 tuần sẽ quen dần.
- Nên khám lại sau khi đeo hàm 2 - 3 tháng.
- Sau 8 - 10 tháng đeo Trainer màu xanh thì thay Trainer màu hồng.
Read more…

Ưu nhược điểm của chỉnh nha tháo lắp

10:36 AM |
Khác với phương pháp chỉnh nha cố định, phương pháp mang hàm chỉnh nha tháo lắp ít tốn kém về chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả mong muốn.
Chỉnh nha tháo lắp khác với chỉnh nha cố định?
Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ thấy có 2 phương pháp nắn chỉnh là mang hàm chỉnh nha tháo lắp hoặc chỉnh nha cố định.
Đối với việc mang hàm chỉnh nha cố định, bác sỹ sẽ gắn khí cụ chỉnh nha vào các răng của bạn giữ cố định, dùng móc và lò xo để kéo hay đẩy răng trong thời gian dài thậm chí tới vài năm. Song một điều cần phải nói rằng chi phí cho hàm chỉnh nha cố định thường tốn kém hơn các chi phí khác, bạn cũng phải mang các khí cụ chỉnh nha thường xuyên để có kết quả tốt hơn.
Với hàm chỉnh nha tháo lắp ít tốn kém chi phí hơn, có thể dễ dàng được loại bỏ và gắn vào miệng nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải cộng tác tốt với bác sỹ nha khoa thì mới có kết quả.
Thực hiện chỉnh nha tháo lắp như thế nào?
Không giống như các thiết bị niềng răng được thực hiện trong phòng thí nghiệm nha khoa. Một mô hình thạch cao được thiết kế và tạo ra từ hàm của bệnh nhân. Sau khi các thiết bị này hoàn thành thì được lắp cho bệnh nhân.
Sau đó, bệnh nhân phải đeo thiết bị tháo lắp này liên tục mới có công dụng. Mới đầu, nếu chưa quen chúng có thể gây khó chịu và tăng tiết nước bọt cho bạn đấy. Sau khoảng 1 tuần thì bạn sẽ quen. Do đó, bạn có thể đeo thời gian tăng dần chẳng hạn như đeo buổi ban đêm, khi đi học. Mỗi khi ăn, bạn phải nhớ tháo thiết bị này ra nhé.
Tùy theo tình trạng và mức độ răng mà những bệnh nhân chỉnh nha tháo lắp có thể phải đeo thiết bị này từ 1,5 - 2 năm.

Lợi ích của mang hàm chỉnh nha tháo lắp?
- Có ích khi số tiền bắt buộc chỉnh răng của bạn là hạn chế
- Nó là biện pháp tương đối đơn giản để điều chỉnh răng mà đòi hỏi ít thời gian lâm sàng.
- Nếu thiết bị làm cho răng miệng bạn bị kích thích, bạn có thể loại bỏ nó bất cứ lúc nào.
- Nó có thể được loại bỏ khi bạn chơi thể thao, do vậy thiệt hại cho bệnh nhân và thiết bị giảm đến mức tối thiểu.
- Có thể dễ dàng loại bỏ và dễ dàng vệ sinh răng miệng.
- Thích hợp cho trẻ từ 8-12 tuổi mà có những biểu hiện bất thường về răng như: món, hô, khấp khểnh răng thì biện pháp mang hàm chỉnh tháo lắp rất tốt để dự phòng.
Bất lợi của việc sử dụng một thiết bị chỉnh nha tháo lắp?
- Nó hơi khá cồng kềnh khi sử dụng
- Nó không thích hợp để điều trị trong vòm thấp hơn.
- Sự hợp tác của bệnh nhân là rất cần thiết cho sự thành công của điều trị.
- Kết quả xảy ra chậm hơn nhiều so với niềng răng.
Làm thế nào để duy trì các thiết bị chỉnh nha tháo lắp?
- Nó phải được đeo liên tục để có kết quả sớm và tốt. Nó sẽ được gỡ bỏ chỉ trong thời gian trước khi đi ngủ.
- Khi không còn mang nó trong miệng, bạn phải lưu giữ thiết bị chỉnh răng tháo lắp trong một cốc nước lạnh. Tiếp xúc với nhiệt độ có thể làm thay đổi hình dạng phù hợp của thiết bị.
- Gỡ bỏ thiết bị trước khi bạn chơi bất kỳ môn thể thao.
- Cẩn thận khi chèn vào hoặc lấy ra vì các thiết bị này làm bằng nhựa có thể bị biến dạng.
- Thiết bị phải được giữ sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn không nên vệ sinh chúng bằng kem đánh răng vì có thể làm sơ hóa nhựa.
Bạn chỉ nên đánh chúng bằng bàn chải đánh răng dưới vòi nước chảy cho đến khi chúng sạch, không còn nhớp là được.
Read more…

Nong rộng hàm tháo lắp

10:32 AM |
Khí cụ nông rộng hàm được sử dụng khi có sự tồn tại của khớp cắn chéo và/hay không có đủ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ trên cung hàm. Điều trị nông rộng hàm giúp thay đổi sự phát triển của xương hàm. Sau đây là những lời khuyên giúp cho bệnh nhân sử dụng khí cụ nông rộng hàm đạt hiệu quả tốt nhất:
1.    Mang khí cụ nông rộng hàm 24 giờ mỗi ngày. Chỉ tháo khí cụ khi bạn ăn và khi đánh răng.
2.    Xin vui lòng vệ sinh khí cụ với dung dịch và kem đánh răng mỗi khi tháo khí cụ để đánh răng, thường là 3-4 lần mỗi ngày ( buổi sáng, sau khi ăn trưa và trước khi đi ngủ).
3.    Bạn nên đặt khí cụ vào bao, hộp đựng mỗi khi tháo khí cụ để ăn.
4.    Khi ăn, không gói khí cụ trong khăn giấy ăn và không đặt khí cụ trên khay và bàn ăn vì có thể làm mất khí cụ.

5.    Xin vui lòng để khí cụ tránh xa những chú chó nhà bạn, chúng có thể cắn hư khí cụ.
6.    Xin  vui lòng mang theo khí cụ nông rộng hàm của bạn trong các lần hẹn tái khám với bác sĩ.
7.    Khi mới bắt đầu sử dụng khí cụ nông rộng hàm, bạn có thể cảm thấy bị nói ngọng hay nói đớt. Cách khắc phục tốt nhất là bạn tìm 1 quyển sách ưa thích hay 1 quyển tạp chí và đọc thật lớn đủ nghe. Điều đó sẽ giúp bạn thích nghi dần với lời nói của mình trong quãng thời gian mang khí cụ nông rộng hàm.
8.    Một, hai ngày đầu khi mang khí cụ nông rộng hàm, bạn sẽ bị tăng tiết nước bọt. Tuy nhiên, dần dần nước bọt của bạn sẽ tự điều chỉnh và sẽ trở lại bình thường.
9.    Khi xoay chỉnh ốc nông rộng hàm,  răng và nướu bạn sẽ hơi đau trong vài ngày đầu. Nhưng ngay sau đó, cảm giác đau sẽ giảm dần và hết hẳn, và ngay cả khi công việc điều trị xoay ốc nông rông hàm tiếp tục bạn cũng sẽ không đau.Cuối cùng, việc bảo quản và xoay ốc nông rộng hàm sẽ quyết định cần phải mang khí cụ nông rộng hàm bao lâu. Sự hợp tác của bạn góp phần quan trọng trong việc điều trị chỉnh nha.
Read more…

Những thói quen làm hỏng răng của bé

10:21 AM |
Mút ngón tay hay vú giả, thở bằng miệng, … là những thói quen ảnh hưởng xấu đến phát triển răng hàm mặt, thậm chí dẫn đến biến dạng khu vực này.
Mút ngón tay và núm vú
Tác hại của thói quen này tùy thuộc vào số lần mút trong ngày và thời gian kéo dài của mỗi lần mút. Mút ngón tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán mà còn ảnh hưởng nhiều tới răng và xương như:
- Răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài làm thưa các răng và dễ bị gãy khi va chạm.
- Khi mút ngón tay, má hóp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới làm sai lệch khớp cắn. Đây là nguyên nhân gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở.
- Răng hàm trên và răng hàm dưới không chạm vào nhau làm cho lưỡi bị đẩy ra phía trước, khiến trẻ phát âm khó khăn.
- Trong quá trình mút ngón tay, môi dưới bị ép lại nằm phía sau răng cửa hàm trên, gây vẩu.
Đưa lưỡi ra trước và cắn môi dưới
Các tật này có thể làm trẻ bị vẩu răng trên và khớp cắn hở.

Thở bằng miệng
Nguyên nhân có thể là trẻ bị một trở ngại về đường mũi nên phải thở bằng đường miệng. Cách thở này sẽ làm khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Chống cằm và mút môi trên
Thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài, nó có thể gây vẩu hàm dưới.
Ngoài ra, các thói quen cắn móng tay, nghiến răng, cắn các vật cứng cũng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương. Nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên, kẽ răng sẽ bị hở, lợi dễ bị tổn thương do trầy xước.
Giúp trẻ phòng tránh
Nên kiên quyết bắt trẻ bỏ thói quen xấu ngay từ đầu vì càng để lâu càng khó bỏ. Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2-3 tháng tuổi, nên nghĩ cách không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa lên miệng, như lấy một ống bìa cứng lồng vào cánh tay, ôm lấy khuỷu tay trẻ. Đối với trẻ lớn hơn, có thể xoa một chất có mùi khó chịu ở ngón tay mà trẻ hay đưa lên miệng, hoặc bọc ngón tay bằng vải…
Nếu trẻ thở bằng miệng do các bệnh về mũi, cần cho đi khám ngay để điều trị triệt để. Nếu trẻ vẫn thở bằng miệng thì có thể dùng băng gạc băng cằm lại để trẻ phải tập thở bằng mũi.
Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng… Nên dùng tăm có một đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương lợi.
Những tật xấu khác như chống cằm, tật cắn môi… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn… Nên bày ra những trò chơi hấp dẫn để trẻ bị cuốn hút vào đó mà quên đi dần những tật xấu.
Read more…

Phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa

10:19 AM |
Để phân biệt được giữa răng vĩnh viễn với răng sữa các mẹ nên chú ý tới các điều cơ bản sau:
Trẻ được 2 tuổi: hoàn tất bộ răng sữa
Đến 6 tuổi chú ý răng hàm vĩnh viễn thứ I (răng cối lớn thứ I) đầu tiên mọc phía sau các răng hàm sữa: răng nầy có kích thước to hơn răng sữa bên cạnh, và đếm tứ chính giữa hàm vào nó là răng số 6. Trong khi răng sữa chỉ đếm tới 5.
Răng hàm vĩnh viễn thứ I là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trên hàm và không thay cho bất cứ một răng sữa nào.
Răng vĩnh viễn thứ hai kế tiếp thay cho răng cửa sữa là răng cửa giữa vĩnh viễn hàm dưới mọc lúc 7 tuổi. Răng vĩnh viễn hàm dưới luôn luôn thay trước răng hàm trên vài tháng. Từ 7-8 tuổi răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên mới mọc.Khi mọc răng cửa trên thường rất to. Các phụ huynh thường lo âu về 2 răng cửa trên vì nó thấy to quá, không cân xứng với khuôn mặt của trẻ. Nhưng vì đây là răng vĩnh viễn và là răng của một người trưởng thành chứ không phải của đứa trẻ nhỏ, khi đã mọc rồi nó không thay đổi nữa và nó chỉ thích hợp với xương hàm của trẻ khi trưởng thành (18 tuổi). Ở 7 tuổi xương hàm của trẻ còn quá nhỏ, kích thước xương hàm còn tiếp tục to ra cho đến khi trẻ được 18-20 tuổi (Khi đó mới có răng khôn)
Như vậy muốn phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa ta phải chú ý
- Trước nhất là tuổi mọc răng: trước 6 tuổi chưa có răng vĩnh viễn,
- Sau 6 tuổi chú ý răng trong cùng là răng hàm vĩnh viễn thứ nhất đó là răng số 6,(Răng sữa chỉ đếm tới số 5 từ ngòai vào)
- Kích thước mặt nhai của răng hàm to hơn răng sữa
- Trong khoảng 8 tuổi đến 12 tuổi, trên hàm mọc lẫn lộn răng sữa với răng vĩnh viễn như vậy nên chú ý đến kích thước của răng, toàn bộ các răng vĩnh viễn đều to hơn răng sữa
- Màu của răng vĩnh viễn vàng sậm hơn răng sữa.
- Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và không còn răng sữa nữa và lúc đó trẻ đã có 28 răng vĩnh viễn.
Read more…

Những điều cơ bản cần biết khi chăm sóc răng miệng

10:10 AM |
Để có bộ răng chắc khỏe và bền đẹp bạn cần nắm vững những kiến thư cơ bản về chăm sóc răng miệng.Bạn thắc mắc không biết chăm sóc răng như thế nào để có một hàm răng chắc khoẻ? Sau đây là nhưng lời khuyên dành cho bạn khi muốn có một hàm răng đẹp.
Có nên đánh răng ngay sau bữa ăn?
Nhiều nghiên cứu phát hiện cho thấy việc đánh răng ngay sau bữa ăn là chưa khoa học. Lý do, các loại thực phẩm hoa quả có chứa acid như nho, nước uống có gas, nước hoa quả, hoặc các vi khuẩn từ thức ăn sẽ làm mềm lớp ngoài của răng. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn sẽ không tốt cho răng. Riêng ăn kẹo, đồ ngọt thì cần đánh răng ngay.
Đánh răng thường xuyên làm cho răng chắc khỏe
Việc làm này không chỉ có lợi cho răng mà còn tiêu diệt các chất gây viêm nhiễm răng lợi. Viêm nhiễm răng lợi là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những chất bựa bám ở răng từ thức ăn còn sót lại, gây viêm nhiễm, rất có hại cho các thành mạch máu.
Đánh răng, chà răng có làm mất đi mùi hôi hơi thở?
Cách này có thể làm mất đi những bựa thức ăn bám quanh răng và các loại vi khuẩn làm ổ gây sâu răng, làm cho hơi thở không có mùi. Tuy nhiên, hơi thở nặng mùi còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như bệnh của mũi, họng, phổi, dạ dày.

Răng xỉn có phải do sức khỏe răng kém?
Màu sắc của răng ít liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ của răng. Đây là yếu tố có liên quan đến di truyền giống như màu tóc, màu mắt. Để làm trắng răng, một số người đã sử dụng các thuốc làm trắng răng. Tuy nhiên, việc làm này phải được sự chỉ dẫn của thày thuốc chuyên khoa răng.
Vì sao có hiện tượng chảy máu khi đánh răng?
Lần đầu đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách, hoặc bàn chải mới dùng quá cứng có thể gây chảy máu răng. Nếu bàn chải quá cứng hoặc đánh răng không đúng quy cách bạn sẽ phải điều chỉnh cho thích hợp. Nếu không vì những lý do trên mà vẫn chảy máu kéo dài bạn nên đi gặp bác sĩ nha khoa.
Ngậm vật lạnh khi đau răng có lợi hay hại?
Một số người khi bị đau răng thường có thói quen ngậm những vật lạnh như nước đá để giảm đau, nhưng làm như vậy mặt bị sưng lên. Tốt nhất khi đau răng bạn nên đi khám bác sĩ vì khi mạch máu sưng sẽ làm tăng chứng viêm nhiễm.
Uống nước hoa quả, giải khát chứa gas có ảnh hưởng đến răng?
Những loại nước có gas có chứa nhiều đường sẽ gặm mòn răng, đặc biệt là acid trong các loại nước quả sẽ vô hiệu hóa men răng, giúp vi khuẩn làm ổ, nhất là khi lạm dụng đồ uống có quá nhiều đường và uống vào thời điểm trước khi đi ngủ.
Ăn một chút chocolate có lợi cho răng?
Thỉnh thoảng ăn một chút sôcôla có tác dụng tốt cho răng vì trong chocolate có chứa một hợp chất có tác dụng bảo vệ răng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chocolate mà không vệ sinh răng lợi tốt sẽ gây hại cho răng vì đây là thứ thực phẩm có chứa đường
Đánh răng không có nghĩa đã diệt hết khuẩn
Sau khi đánh răng vẫn còn những mảng thức ăn sót lại bám ở góc cạnh răng mà bàn chải không tiếp xúc được. Bởi vậy, sau khi đánh răng nên súc miệng bằng nước muối, hoặc các loại nước súc miệng có bán trên thị trường để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho răng lợi.
Răng lợi tốt là do vệ sinh tốt
Hàm răng đều, đẹp một phần do yếu tố di truyền, nhưng hầu hết những người có răng lợi tốt là do vệ sinh răng miệng thường xuyên và đa số những người răng bị hỏng là do ăn quá nhiều đường, nhất là khi còn ít tuổi. Vì vậy, trẻ em nếu được vệ sinh răng miệng tốt, khi trưởng thành hàm răng sẽ phát triển tốt, ít mắc các bệnh về răng.
Đánh răng quá nhiều có tốt?
Đánh răng quá nhiều, quá nhanh, quá mạnh nhiều khi còn gây chảy máu. Vì vậy, nên đánh đúng quy cách, mỗi ngày 2 lần và dùng bàn chải có lông mềm, đầu tròn đánh răng sẽ tốt hơn loại bàn chải thông thường.
Read more…