Chào bạn,
Xin được giải đáp hai thắc mắc của bạn như sau:
Chảy máu chân răng là hiện tượng thường thấy ở một số thai phụ và xuất hiện trong thời kì đầu mang thai. Phụ nữ khi mang thai do hormon sinh dục nữ và progestogen tăng nhiều, khiến mao mạch ở răng lợi phình to ra, gấp khúc, tính đàn hồi giảm yếu. Từ đó dẫn đến ứ đọng máu và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên gây chảy máu răng, trong y học còn gọi là “viêm lợi khi mang thai”. Ngoài ra cũng có thể do việc giữ gìn khoang miệng không sạch sẽ, hoặc răng mọc khấp khểnh.
Biểu hiện
Nướu răng sưng, mềm yếu, gai lợi giữa các răng lộ rõ, màu tím đỏ, chạm nhẹ vào thì chảy máu. Khi thai phụ thiếu Vitamin C triệu chứng này càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này phát sinh do thay đổi nội tiết tố của cơ thể khi mang thai nên sau khi sinh con sẽ tự khỏi.
Cách phòng ngừa
Nên đánh răng mỗi lần sau khi ăn. Sử dụng loại bàn chải mềm, tránh không gây tổn hại đến răng. Có thể thay bàn chải mới mềm hơn. Ngoài ra, nên đi lấy cao răng để loại bỏ những mảng bám ở chân răng là những ổ chứa vi trùng. Để bảo vệ răng miệng cũng nên súc miệng thường xuyên bằng nước súc miệng hoặc nhai kẹo cao su (loại không đường) để làm sạch răng.
>>> xem thêm: cách chữa viêm chân răng
Ở giai đoạn tháng thứ 5, thai nhi phát triển rất nhanh. Vì thế chế độ dinh dưỡng của các mẹ bầu mang thai giai đoạn này cần được chú ý cung cấp đủ nhiệt lượng, protein và vitamin…
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 chủ yếu từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng; gan động vật…Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5 cần đảm bảo: 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.
Lượng calo bổ sung nên từ các nguồn thực phẩm giàu protein, canxi. Ngũ cốc nguyên hạt là một phần quan trọng của chế độ ăn hàng ngày. Đường, phụ gia và carbohydrate đơn cần phải tránh.
- Bổ sung nước ngọt tự nhiên như nước ép mía, nước ép xoài có chứa carbohydrate lành mạnh và chất xơ. Đây là nguồn thực phẩm giúp tăng cường sức khoẻ và cải thiện tình trạng cơ thể.
- Tránh thịt nạc hoàn toàn, đặc biệt là thịt chưa được nấu chín hoặc hải sản. Ăn trứng, gan… ngũ cốc, các loại đậu, đây là nguồn thực phẩm giàu protein cần thiết cho sự phát triển của em bé.
- Tránh hoàn toàn đồ uống có ga, thực phẩm đóng hộp, thuốc lá, rượu. Chúng có thể gây biến chứng khi mang thai.- Vì có nhiều bà bầucó khả năng tăng cân quá mức trong tháng thứ năm, do đó nên tránh các loại bơ, dầu thực vật có chứa chất béo bão hoà. Thai phụ cần có một chế độ ăn uống cân bằng dựa trên nhu cầu mỗi người bao gồm: ngũ cốc, protein, các loạ dầu thực vật, hoa quả và rau.
- Bình thường, thực đơn mỗi ngày trong chu kì mang thai có thể sắp xếp như sau: các loại lương thực từ ngũ cốc, mỗi loại khoảng 200g; trứng gà 2 – 3 quả hoặc chế phẩm từ đậu 100 – 200g; thịt nạc hoặc cá 100 – 200g; sữa bò hoặc đậu nành 250ml; dầu thực vật 30ml; rau xanh 500g; tôm tươi hoặc tôm nõn 5-19g; hoa quả vừa đủ.
- Các yêu cầu về khối lượng mỗi nhóm thực phẩm sẽ phụ thuộc vào chiều cao cũng như cân nặng của người mẹ trước khi mang thai.
>>> xem thêm: tre bi chay mau chan rang
Một người phụ nữ có trọng lượng và chiều cao trung bình cần khoảng 200gram ngũ cốc nguyên hạt, 190 gam protein, 8 muỗng cà phê dầu thực vật, 3 ly sữa, 5 ly nước ép trái cây và rau hàng ngày trong tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ.
Lưu ý: Thai phụ ở tháng thứ 5, nếu hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng thì sẽ tăng cân nhanh, gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi và có nguy cơ dẫn đến tình trạng sinh khó. Thể trọng lí tưởng ở phụ nữ mang thai là tăng không quá 500g/tháng.
Chúc bạn sức khỏe!
Comments[ 0 ]
Post a Comment