Nhiệt miệng đang là vấn đề của 90% dân số hiện nay. Tình trạng gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn đang phải “sống chung” với tình trạng này, hãy thử áp dụng ngay 8 cách chữa nhiệt miệng đơn giản dưới đây!
1/ Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong là phương pháp đứng đầu trong danh sách 8 cách chữa nhiệt miệng siêu hiệu quả, được nhiều người lựa chọn nhất.
Theo nghiên cứu, trong mật ong có tính khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả. Đồng thời, vị ngọt và thơm đặc trưng rất dễ dùng, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau nên đây là nguyên liệu rất được ưa chuộng.
Mật ong là một trong 8 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng mật ong bôi lên phần nhiệt miệng và để nguyên trong khoảng 30 phút, sau đó xúc miệng lại với nước sạch. Tuy nhiên, tuyệt đối không sửa dụng mật ong với đường vì có thể đem lại kết quả ngược.
2/ Củ cải chữa nhiệt miệng ra sao?
Củ cải được biết đến là một loại nguyên liệu chứa nhiều các vitamin A và C giúp thanh lọc cơ thể và làm lành các vết loét rất hiệu quả.
Thực hiện xay nhuyễn củ cải để lấy nước cốt. Pha thêm cùng một chút nước lọc và sử dụng hỗn hợp xúc miệng hàng ngày. Nếu bệnh mới chớm phát triển, nước củ cải sẽ phát huy tác dụng chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày.
Nước cốt củ cải sẽ có vị hơi cay, bạn nên cân nhắc khi áp dụng cách này cho trẻ nhỏ.
Chữa nhiệt miệng bằng củ cải
3/ Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non
Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, GS. TS Đỗ Tất Lợi đã giới thiệu với người đọc rất nhiều công dụng của lá bàng non, trong đó có công dụng chữa nhiệt miệng.
Chuẩn bị 1 nắm lá bàng non và đổ ngập nước, sau đó đun sôi lên trong khoảng 30 phút. Sử dụng nước là bàng non để ngậm hàng ngày, mỗi lần ngậm khoảng 5 – 7 phút.
Lưu ý: Việc ngậm nước lá bàng nhiều có thể sẽ khiến răng bị vàng, bạn có thể sử dụng tăm bông chấm nước lá bàng vào chỗ nhiệt miệng để hạn chế nước tiếp xúc với bề mặt răng.
Ngậm lá bàng non hàng ngày điều trị nhiệt miệng hiệu quả
4/ Khế chua đánh bay nhiệt miệng
Khế chua được các nhà nghiên cứu khẳng định lành tính, có nhiều tác dụng như lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, trị phong nhiệt. Dùng khế chua làm thuốc trị nhiệt miệng đem lại hiệu quả rất cao.
Bạn chuẩn bị khoảng 2 – 3 quả khế chua, sau đó giã nát cho vào đun cùng nước sạch, để nguội và ngậm nuốt dần.
Bạn cũng có thể sử dụng lá khế giã nát và đắp vào chỗ nhiệt cũng cho hiệu quả giảm đau và giải độc cao.
Khế chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
5/ Rau ngót trị nhiệt miệng hiệu quả
Đây là một trong 8 cách chữa nhiệt miệng đơn giản được nhiều người lựa chọn. Bạn cần một nắm rau ngót rửa sạch, giã nát và lấy nước cốt. Hòa cùng một chút mật ong và sử dụng hỗn hợp đó chấm vào các vết nhiệt trong miệng.
Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt kết hợp với mật ong có tác dụng kháng viêm sẽ sẽ hiệu quả tối ưu nhất. Bạn nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Kết hợp rau ngót với mật ong để có hỗn hợp điều trị nhiệt miệng
6/ Bột sắn dây có thể trị nhiệt miệng không?
Sắn dây là cây thân leo được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc trong đông y, phần bột có tác dụng thanh nhiệt cực hiệu quả.
Bột sắn dây dễ uống, bạn chỉ cần hòa nước và uống hàng ngày. Không chỉ có thể điều trị nhiệt miệng, uống nước sắn dây còn giúp làm mát cơ thể và giải độc rất tốt.
Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nấu chín thay vì pha nước vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, không thích hợp với dùng đồ sống.
Sử dụng bột sắn dây mỗi ngày
7/ Trị nhiệt miệng bằng cỏ mực
Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi là một trong những loại thảo dược cầm máu và giảm nhiễm trùng rất hiệu quả. Rất nhiều người đã sử dụng cỏ mực trị nhiệt miệng thành công.
Bạn cần lấy lá cỏ mực rửa sạch và giã lấy nước cốt. Cho thêm một chút mật ong vào nước nước cốt cỏ mực và bôi vào chỗ vết nhiệt miệng. Kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.
Cỏ mực là một thảo dược lành tính
8/ Trà xanh dùng chữa nhiệt miệng như thế nào?
Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxi hóa và có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của vi khuẩn, chính vì vậy nó có thể giúp đánh bay nhiệt miệng nhanh chóng.
Bạn có thể nhai trực tiếp lá trà xanh trong miệng, dồn phần nước cốt vào phần nhiệt và xúc miệng lại bằng nước sạch. Hoặc pha nước trà xanh uống hàng ngày cũng là một cách làm giảm và ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.
Trà xanh có thể làm giảm cơn đau do nhiệt miệng tức thời
Tất cả 8 cách chữa nhiệt miệng ở trên đều cho hiệu quả nếu bạn sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nó cũng có thể tạo ra hiệu quả ngược nếu bạn dị ứng với một thành phần nào đó, hoặc việc không đảm bảo vệ sinh khiến vết nhiệt bị nhiễm trùng.
Comments[ 0 ]
Post a Comment