Niềng răng hô vẩu là cả một quá trình và bạn cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định để có thể chăm sóc cho hàm răng của mình một cách tốt nhất. Dưới đây là những kiến thức bạn cần chuẩn bị trước khi đi niềng răng vổ.
1. Lựa chọn loại mắc cài phù hợp
Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như nhu cầu thực tế mà bạn có thể lựa chọn một loại mắc cài phù hợp nhất.
Niềng răng mắc cài kim loại: Loại mắc cài này được sử dụng phổ biến nhất với ưu điểm là có độ bền chắc cao, cho kết quả nhanh với mức chi phí phù hợp. Tuy nhiên,
niềng răng vổ bằng mắc cài kim loại lại không đảm bảo về mặt thẩm mỹ, dễ bị lộ khi giao tiếp.
Niềng răng mắc cài sứ: Mắc cài sứ thường được những người trưởng thành có nhu cầu thẩm mỹ lựa chọn bởi nó có màu trong suốt, không dễ bị phát hiện với khoảng cách trên 20cm như mắc cài kim loại.
Mắc cài tự đóng: Mắc cài tự buộc giúp bệnh nhân giảm được số lần hẹn thay thun và buộc kẽm. Loại mắc cài này khá tiện ích và đang được sử dụng rộng rãi. Loại mắc cài này không cần mắc thun, buộc kẽm, mắc cài tự đóng lại và giữ dậy bằng clip hoặc các rãnh trượt tự khóa
2. Niềng
răng hô có phải nhổ răng không?
Niềng răng là cách dùng khí cụ di chuyển các răng theo tính toán để đạt được tính thẩm mỹ, do đó cần có một khoảng trống nhất định. Trên thực tế, trong một số trường hợp răng mọc lệch lạc, chen chúc quá mức thì nha sỹ cần nhổ bớt răng để trên cung hàm có khoảng trống, tạo điều kiện cho sự dịch chuyển của răng đạt được theo ý muốn chủ quan của nha sỹ.
3. Niềng răng có đau nhiều không?
Niềng răng cho cảm giác hơi ê và khó chịu trong 2-3 tháng đầu tiên, chủ yếu là do có khí cụ lạ trong miệng cũng như những tác động của những khí cụ đó để cho răng có thể dịch chuyển. Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm dần và quen dần theo thời gian. Sau thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy khí cụ trong miệng không còn là trở ngại nữa.
4. Vệ sinh và chăm sóc răng khi niềng như thế nào?
Việc vệ sinh răng miệng khi niềng răng cần được quan tâm kỹ hơn vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Do đó, hãy tuân thủ lịch chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Thông thường, nha sỹ sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng một loại bàn chải chuyên dụng cho răng khi niềng. Nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho việc xỉa răng. Ban đầu có thể bạn chưa quen với cách sử dụng chỉ nha khoa nhưng dần dần sau một vài ngày các thao tác sẽ trở nên đơn giản hơn. Kết hợp với nước súc miệng có thể làm sạch những thức ăn còn sót lại trong miệng, hạn chế tối đa môi trường cho vi khuẩn lưu trú.
Thăm khám định kỳ
Thăm khám định 1-2 tháng/lần là điều cần làm để nha sỹ có thể theo dõi tình trạng răng miệng của bạn như thế nào để có sự can thiệp kịp thời và điều chỉnh phù hợp nhất. Răng sau khi đã được sắp xếp vào vị trí mong muốn bạn còn phải đeo khí cụ chỉnh nha đó thêm một thời gian nữa để răng cố định thật tốt ở vị trí mới.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- phẫu thuật hàm hô
- chỉnh răng hô không cần niềng
Comments[ 0 ]
Post a Comment