Trám răng – thông thường chúng ta thường nghĩ phương pháp này chỉ được áp dụng khi muốn phục hồi thẩm mỹ cho răng hay ngăn chặn khi đã có bệnh lý sâu răng, viêm tủy. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát trước bệnh răng miệng nếu thực hiện thủ thuật trám răng phòng ngừa.
>> Có nên đi trám răng không
>> khi nào thì hàn răng
Các loại trám răng hiện nay
Theo bác sĩ Bùi Thị Minh Mẫn – trung tâm nha khoa Lotus: trám răng hiện nay có thể chia thành 2 loại chính dựa vào ý nghĩa cụ thể của chúng như:
1. Trám răng điều trị bệnh lý
Trám răng cho những răng sâu
Khi bệnh nhân xuất hiện các cơn đau, tổn thương báo hiệu sâu răng hay nặng hơn là viêm tủy thì lúc này bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch những vết sâu, những mô tủy đã bị tổn thương hay hoại tử. Sau đó sử dụng chất trám nhân tạo bít kín các lỗ sâu hay ống tủy lại. Nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan nghiêm trọng hơn của bênh lý.
2. Trám răng phòng ngừa
Là sử dụng chất liệu trám đầy những bề mặt có thể bị sâu răng hoặc các rãnh có thể gây dắt thức ăn, mảng bám.
Vật liệu được sử dụng trám răng phòng ngừa là Sealant (Composite lỏng)hoặc Cement (GIC).
Việc trám răng phòng ngừa được thực hiện như sau:
- Trước hết, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, làm sạch bề mặt răng. Sau đó sử dụng dung dịch axit xói mòn bôi lên bề mặt răng kể cả các hố rảnh.
- Sau khoảng 15 giây, chất xói mòn được rửa sạch với nước.
- Sau khi làm khô vị trí cần trám, bác sĩ đưa chất trám lên răng và làm đông cứng chúng là nguồn sáng laser.
- Chỉ cần khoảng thời gian từ 10 – 30 phút tùy từng trường hợp cụ thể là bác sĩ đã hoàn thành xong quá trình điều trị.
Trám răng phòng ngừa có hiệu quả như thế nào?
Theo chứng minh thực tế, nếu thực hiện trám răng phòng ngừa đúng kỹ thuật thì đem lại những hiệu quả sau:
- 100% bảo vệ bề mặt răng không bị sâu.
- Hạn chế tình trạng mòn men răng.
- Ngăn chặn sự hình thành cũng như tấn công của mảng bám và vi khuẩn.
Nếu những bệnh lý răng không được giải quyết kịp thời thì việc điều trị sẽ rất mất thời gian và tốn kém. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc đến phương án trám răng phòng ngừa để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn.
Comments[ 0 ]
Post a Comment