Nhiệt miệng ở người lớn không phải là một bệnh nặng nhưng nếu không biết cách điều trị, nó sẽ gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
>> phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong
>> niềng răng cho trẻ em
Theo thông tin trên báo Giáo Dục Việt Nam, quan điểm của y học hiện đại cho hay, chứng nhiệt miệng (lở miệng) do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng.
Còn theo đông y, bệnh cũng có thể phát sinh do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi…
Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
Theo Tiền Phong, bệnh nhiệt miệng có biểu hiện ban đầu là những vết loét nhỏ trong niêm mạc miệng, cổ họng, sau đó có thể bội nhiễm làm vết loét rộng ra, có thể có mủ, gây đau rát, ăn uống không ngon, thậm chí mất ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa.
Lâu dần, bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn. Nơi xuất hiện các vết loét thường ở mặt trong của má, lợi, đầu lưỡi, vòm họng...
Khi không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm, niềng răng bị đau.
Phòng tránh và ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng
Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhiệt miệng, vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào, mà chỉ cảm thấy khó chịu trong vài ngày.
Thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, bạn cần uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Nếu sau 7 – 10 ngày, bệnh nhiệt miệng không đỡ, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tìm ra căn nguyên của bệnh nhiệt miệng.
Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ; súc miệng ít nhất 4 lần/ngày với nước muối pha loãng; chỉ nên ngậm trong miệng khoảng 1 phút và nhớ là đừng nuốt.
Để phòng tránh chứng nhiệt miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị bệnh nhiệt miệng như: tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axít có vị chát hay tẩm nhiều gia vị như chanh, ớt, hạt tiêu, bưởi… sẽ làm vết thương đau đớn hơn).
Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.
Comments[ 0 ]
Post a Comment